Chủ nhật, 26/01/2025
IMG-LOGO

Trắc nghiệm KHTN 6 Giữa học kì 2 có đáp án_ đề 7

  • 2739 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cây hoa hồng thuộc nhóm thực vật nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cây hoa hồng thuộc nhóm thực vật Hạt kín.


Câu 2:

Cây nào dưới đây thuộc cây Hạt trần?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Cây vạn tuế thuộc ngành Hạt trần.

- Lúa, cây rau cải thuộc ngành Hạt kín.

- Cây rau bợ thuộc ngành Dương xỉ.


Câu 3:

Sinh vật gây bệnh sốt rét là loài nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sinh vật gây bệnh sốt rét là loài trùng sốt rét.


Câu 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống?

Bệnh tiêu chảy; Trực khuẩn đường ruột; Virus Corona; Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy; Sốt, ho, khó thở, mất khứu giác.

Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Biểu hiện bệnh

 

 

 

COVID 19

 

 

Xem đáp án

Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Biểu hiện bệnh

Bệnh tiêu chảy

Trực khuẩn đường ruột

Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy

COVID 19

Virus Corona

Sốt, ho, khó thở, mất khứu giác


Câu 5:

Tại sao người ta hay nói “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Vậy việc trồng cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

Xem đáp án

Lợi ích của việc trồng cây xanh đối với vấn đề bảo vệ môi trường:

- Rừng giúp hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng, ổn định.

- Giúp điều hòa khí hậu, tán rừng giúp che bớt ánh nắng và góp phần làm giảm nhiệt độ không khí.

- Rừng cây cản bụi, cản gió và tiêu diệt một số vi khuẩn góp phần làm giảm ô nhiễm không khí.

- Rừng góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước.


Câu 6:

Cho biết cách xây dựng khóa lưỡng phân.

Xem đáp án

Cách xây dựng khóa lưỡng phân:

- Bước 1: Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi sinh vật.

- Bước 2: Dựa vào một đặc điểm đặc trưng nhất để phân chia sinh vật thành hai nhóm.

- Bước 3: Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai nhóm nhỏ hon cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật.

- Bước 4: Xây dựng khoá lưỡng phân hoàn chỉnh.


Câu 7:

Trình bày biện pháp phòng chống bệnh kiết lị.
Xem đáp án

Biện pháp phòng chống bệnh kiết lị:

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống trước khi ăn.

- Thức ăn cần đậy kĩ tránh ruồi nhặng.

- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.


Câu 8:

Trình bày lợi ích của Nấm trong đời sống và trong tự nhiên.

Xem đáp án

Lợi ích của Nấm trong đời sống và trong tự nhiên:

- Đối với tự nhiên: Nấm phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ để làm sạch môi trường và trả lại các chất cho môi trường.

- Đối với con người: Nấm được sử dụng làm thức ăn; nấm được sử dụng làm tác nhân lên men trong sản xuất rượu, bia, nấm; nấm được sử dụng làm thực phẩm chức năng bổ dưỡng cho cơ thể; nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học.


Câu 9:

Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?

Xem đáp án

Đặc điểm giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín:

- Cây Hạt trần: chưa có hoa, quả; hạt nằm lộ trên lá noãn.

- Cây Hạt kín: có hoa, quả; hạt được bảo vệ trong quả.


Câu 10:

Em nhận xét về sự đa dạng thưc vật ở địa phương, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, hãy nêu các biện pháp của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ thực vật.

Xem đáp án

- Nhận xét về sự đa dạng thưc vật ở địa phương: Địa phương em có tính đa dạng cao về thực vật, tuy nhiên hiện nay đang có sự suy giảm nghiêm trọng.

- Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng thực vật: Do con người phá rừng bừa bãi.

- Các biện pháp của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ thực vật:

+ Chấm dứt và có ý thức tố giác việc khai thác rừng bừa bãi.

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ các cây con.

+ Học sinh có thể tham gia các phong trào trồng cây gây rừng, bảo vệ cây trồng quang trường học và nơi ở,…

 

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương