Trắc nghiệm KHTN 6 Giữa học kì 2 có đáp án_ đề 12
-
2546 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vật nào có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo?
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm biến dạng của lò xo là: Trong giới hạn đàn hồi, sau khi ngừng tác dụng lực, lò xo có thể trở lại hình dạng ban đầu.
Dao cao su có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo.
Câu 2:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
Đáp án đúng là: D
A – Nhờ có lực ma sát giữa tay và chai nước mà em bé có thể cầm được chai nước.
B – Nhờ có lực ma sát giữa ốc và vít nên chúng mới bắt chặt vào nhau.
C – Nhờ có lực ma sát giữa chân người với mặt đất đã giúp con người có thể di chuyển được.
D – Do lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của lốp xe và mặt đường lớn nên sau một thời gian đi lại, lốp xe ôtô bị mòn.
Câu 3:
Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Để độ biến dạng của lò xo là 2 cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là:
Đáp án đúng là: C
Tóm tắt:
m1 = 100 g
m2 = ? g
- Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo, do đó để lò xo dãn ra 2 cm thì cần treo vật có khối lượng là:
Câu 4:
Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
Đáp án đúng là: B
Đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 6:
Động năng của vật là
Đáp án đúng là: D
Động năng của vật là năng lượng do vật chuyển động.
Câu 7:
a) Trọng lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của trọng lượng.
b) Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ.
a) Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng được kí hiệu là P, đơn vị đo trọng lượng là Niutơn (N)
b)
- Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động.
Ví dụ: Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.
- Lực ma sát có tác dụng thúc đẩy chuyển động.
Ví dụ: Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có thể tiến về phía trước. Lực ma sát nghỉ lúc này có tác dụng thúc đẩy chuyển động của người đó.
Câu 8:
a) Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.
b) Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.
a) Thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em: xe máy, máy phát điện, …
b)
- Ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác:
Gió làm thuyền trôi trên mặt nước: năng lượng gió truyền động năng cho cánh buồm làm thuyền trôi trên mặt nước.
- Ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.
Dòng điện từ dây dẫn điện làm cho quạt điện chạy: năng lượng điện của dây điện truyền sang quạt chuyển hóa thành cơ năng làm cho cánh quạt chuyển động.