Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20 (có đáp án): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20 (có đáp án): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật ) ( có đáp án)

  • 2117 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành:

Xem đáp án

Lời giải:

Dưới thời vua Lê Thái Tổ cả nước được chia làm 5 đạo do An phủ sứ đứng đầu. Dưới đạo là phủ, huyện, xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông 5 đạo được đổi thành 13 đạo thừa tuyên

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất do:

- Quyền lực tập trong cao độ trong tay nhà vua.

- Chính quyền chặt chẽ, với tay đến tận địa phương.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

Xem đáp án

Lời giải:

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Tuy nhiên, hạn chế của chính sách này là nhà vua phải làm việc nhiều hơn, tất cả công việc vua đều thông qua, kể cả chỉ huy quân đội.


Câu 4:

Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

Đáp án cần chọn là: D

Chú ý

Đến thế kỉ XVII-XVIII, bộ Quốc triều hình luật được bổ sung, sửa đổi ít nhiều và được ban hành với tên gọi là Lê triều hình luật


Câu 5:

Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Quân đội thời Lê sơ có hai bộ phận chính là quân ở triều đình và quân ở các địa phương

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?

Xem đáp án

Lời giải:

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế

- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

=> Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao

=> Đáp án D: Quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy thông qua những chính sách cụ thể của nhà nước, tuy nhiên dưới triều Lê công cuộc khai hoang và mở rộng lãnh thổ chưa được đẩy mạnh như thế kỉ XVII – XVIII (còn gọi là quá trình “Nam tiến”).

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?

Xem đáp án

Lời giải:

Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:

- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất

=> Đáp án D: với ngụ binh ư nông binh lính được cho về quê sản xuất chứ không còn tại ngũ (không phải là lực lượng thường trực chuyên chiến đấu)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?

Xem đáp án

Lời giải:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

+ Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

=> Loại trừ đáp án: D


Câu 10:

Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

- Thời Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước đã được hoàn chỉnh và mang tính tập quyền cao độ: Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

- Thời Lý Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế khi chức tể tướng, thái úy vẫn còn tồn tại

Đáp án cần chọn là: A


Câu 11:

Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

Xem đáp án

Lời giải:

Lãnh thổ Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông được mở rộng hơn về phía Nam so với thời Trần:

- Lãnh thổ Đại Việt sau sự kiện năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân đổi lại sính lễ là hai châu Ô và Lý - tức vùng Thuận Hóa

- Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến khi nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu…

Ví dụ:

- Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy định như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (điều 338).

- Khi xảy ra tình trạng ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung; khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.

- Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương”.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay