IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20 (có đáp án): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20 (có đáp án): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( Tình hình kinh tế - xã hội ) ( có đáp án)

  • 1837 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách quân điền. Người được nhận ruộng được phép canh tác, thu lợi trên phần ruộng đất được nhận nhưng không được bán, chuyển nhượng, thừa kế và phải nộp tô thuế cho nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý có tên gọi là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Khu vực nào là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

Xem đáp án

Lời giải:

Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã phát triển như đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm gốm. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

Xem đáp án

Lời giải:

Trong xã hội nước ta thời Lê sơ, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại bộ phân dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?

Xem đáp án

Lời giải:

Kinh tế nông nghiệp là kinh tế nền tảng của Đại Việt. Quan điểm dĩ nông vi bản cùng với việc đánh giá thương nhân là những người buôn bán không trung thực, làm giàu bằng cách buôn gian bán lận nên tầng lớp thương nhân và thợ thủ công không được coi trọng trong xã hội

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?

Xem đáp án

Lời giải:

Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. Để khôi phục sản xuất, nhà Lê sơ đã:

+ Cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.

+ Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ...

+ Thi hành chính sách quân điền - chia ruộng đất công làng xã cho các thành viên trong làng

+ Cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.

=> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

=> Đáp án D: Lộc điền là chính sách ban cấp ruộng đất cho quý tộc, tướng lĩnh, quan lại

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, trung hưng nòi giống. Sau chiến tranh, đất nước kiệt quệ, dân phiêu tán. Để đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp, nhà Lê sơ hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

Sự phát triển kinh tế Đại Việt thời Lê sơ không mang lại kết quả nào sau đây?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đát nước được củng cố.  Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

=> Đáp án D: lịch sử Việt Nam chỉ phổ biến quá trình Nam tiến, không phải Bắc tiến.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ:

- Bao gồm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước (Cục bách tác) và thủ công nghiệp nhân dân 

- Làng nghề thủ công chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định

- Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

=> Đáp án D: thời Lê sơ thủ công nghiệp vẫn gắn bó mật thiết và liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bốn câu thơ trên nhắc đến làng nghề truyền thống nào ở Thăng Long xưa?

Xem đáp án

Lời giải:

Trong 4 câu thơ trên có nhắc đến 1 làng nghề truyền thống ở Thăng Long xưa là phường Yên Thái chuyên làm giấy.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến thời Lê sơ?

Xem đáp án

Lời giải:

Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra sự biến đổi căn bản của nhà nước phong kiến Lê sơ. Chuyển từ mô hình quân chủ quý tộc thời Lý - Trần (quan lại chủ yếu xuất thân từ dõng dõi tôn thất nhà vua) sang mô hình quân chủ quan liêu (quan lại xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, được tuyển chọn qua thi cử)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Ai là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Lời giải:

Năm 1980, Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Lịch sử đánh giá Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc ta. Tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng của Nguyễn Trãi không trình bày thành một học thuyết có hệ thống cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm văn thơ của ông. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội đương thời. Nổi bật nhất là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình - một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước.

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay