Cho tam giác ABC cân tại B. Trên cạnh AB lấy điểm M, trên cạnh BC lấy điểm N sao cho AM = CN. Kẻ BH ⊥ AC tại H.
a) Chứng minh AH = HC.
b) Chứng minh ∆BAN = ∆BCM.
c) Gọi O là giao điểm của AN và CM. Chứng minh 3 điểm B, O, H thẳng hàng.
Lời giải
a) Xét tam giác ABC cân tại B có BH là đường cao nên đồng thời là đường trung tuyến
Do đó AH = CH.
b) Vì tam giác ABC cân tại B nên AB = BC
Ta có: AB = AM + MB; BC = BN + NC
Mà AM = CN (giả thiết) nên BM = BN
Xét ∆BAN và ∆BCM có
BM = BN (chứng minh trên);
Chung góc \(\widehat {ABC}\);
AB = BC (chứng minh trên)
Suy ra ∆BAN = ∆BCM (c.g.c)
c) Vì ∆BAN = ∆BCM (chứng minh câu b)
Nên \(\widehat {BAN} = \widehat {BCM}\) (hai góc tương ứng)
Xét tam giác AMO có
\(\widehat {AM{\rm{O}}} + \widehat {AOM} + \widehat {MAO} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)
Xét tam giác CNO có
\(\widehat {{\rm{CNO}}} + \widehat {CON} + \widehat {NCO} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)
Mà \(\widehat {MAO} = \widehat {NCO},\widehat {MOA} = \widehat {NOC}\)
Suy ra \(\widehat {AM{\rm{O}}} = \widehat {CNO}\)
Xét ∆MOA và ∆NOC có
\(\widehat {AM{\rm{O}}} = \widehat {CNO}\) (chứng minh trên);
AM = CN (giả thiết);
\(\widehat {MAO} = \widehat {NCO}\) (chứng minh trên)
Suy ra ∆MOA = ∆NOC (g.c.g)
Do đó OA = OC (hai cạnh tương ứng)
Xét ∆BOA và ∆BOC có
OA = OC (chứng minh trên);
\(\widehat {BAO} = \widehat {BCO}\) (chứng minh trên);
BA = BC (chứng minh câu b)
Suy ra ∆BOA = ∆BOC (c.g.c)
Do đó \(\widehat {ABO} = \widehat {CBO}\) (hai góc tương ứng)
Suy ra BO là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) (1)
Xét tam giác ABC cân tại B có
BH là đường cao
Suy ra BH là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ba điểm 3 điểm B, O, H thẳng hàng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB kẻ hai tia Ax, By vuông góc với AB. Trên tia Ax và By lần lượt lấy hai điểm C và D sao cho \(\widehat {CO{\rm{D}}} = 90^\circ \) (O là trung điểm của AB). Chứng minh rằng:
a) CD = AC + BD
b) CD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AB
c) \(AC.B{\rm{D}} = \frac{{A{B^2}}}{4}\).
Tính nhanh:
\[{\rm{A}} = \left( {\frac{1}{4} - 1} \right).\left( {\frac{1}{9} - 1} \right).\left( {\frac{1}{{16}} - 1} \right).\left( {\frac{1}{{25}} - 1} \right).....\left( {\frac{1}{{121}} - 1} \right).\]
Cho hàm số y = (m – 2)x + 2m + 1 (m là tham số)
a) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến?
b) Tìm m để đồ thị hàm số song song đường thẳng y = 2x – 1.
c) Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn luôn đi qua với mọi giá trị m.
Cho hàm số y = x + 1 có đồ thị là (d) và hàm số y = –x + 3 có đồ thị là (d’)
a) Vẽ (d) và (d’) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau tại C và cắt trục Ox theo thứ tự tại A và B. Tìm tọa độ các điểm A, B, C.
c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.
d) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 1 với trục Ox.
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu H trên AB, AC. Chứng minh:
a) \(\frac{{FB}}{{FC}} = \frac{{A{B^3}}}{{A{C^3}}}\);
b) BC2 = 3AH2 + BE2 + CF2;
c) \(BE\sqrt {CH} + CF\sqrt {BH} = AH\sqrt {BC} \).
Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH, kẻ BK vuông góc AC. Chứng minh:
\(\frac{1}{{B{K^2}}} = \frac{1}{{4B{C^2}}} + \frac{1}{{4A{H^2}}}\).