(2023) Đề thi thử Lịch Sử Sở GD Thừa Thiên Huế (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Lịch Sử Sở GD Thừa Thiên Huế (Lần 1) có đáp án
-
166 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) diễn ra trong bối cảnh
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.
Cách giải:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) diễn ra trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng.
Chọn C.
Câu 2:
Cao trào cách mạng diễn ra trong những phong trào năm 1959-1960 trên khắp miền Nam Việt Nam được gọi là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào Đồng khởi.
Cách giải:
Cao trào cách mạng diễn ra trong những phong trào năm 1959-1960 trên khắp miền Nam Việt Nam được gọi là Đồng khởi.
Chọn D.
Câu 3:
Trong đông - xuân 1953-1954, Pháp và Mĩ đã xây dựng nơi nào thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương để quyết chiến lược với bộ đội chủ lực Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cách giải:
Trong đông - xuân 1953-1954, Pháp và Mĩ đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương để quyết chiến lược với bộ đội chủ lực Việt Nam.
Chọn D.
Câu 4:
Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) hoàn toàn thắng lợi?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Hồ Chí Minh.
Cách giải:
Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) hoàn toàn thắng lợi.
Chọn B.
Câu 5:
Từ năm 1951 đến nay, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mĩ là quan hệ
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.
Cách giải:
Từ năm 1951 đến nay, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mĩ là quan hệ đồng minh.
Chọn C
Câu 6:
Tháng 8-1965, khi vừa vào miền Nam Việt Nam, quân Mĩ đã mở cuộc hành quân vào căn cứ Quân giải phóng ở
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Cách giải:
Tháng 8-1965, khi vừa vào miền Nam Việt Nam, quân Mĩ đã mở cuộc hành quân vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường.
Chọn D.
Câu 7:
Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1925).
Cách giải:
Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Chọn A.
Câu 8:
Trong những năm 1961-1965, đế quốc Mĩ đã có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nội dung chiến lược chiến tranh đặc biệt.
Cách giải:
Trong những năm 1961-1965, đế quốc Mĩ đã có hành động sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
Chọn B.
Câu 9:
Một trong những khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau năm 1945.
Cách giải:
Một trong những khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngân sách nhà nước gần như trống rỗng.
Chọn C.
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung toàn cầu hoá.
Cách giải:
Sự ra đời của Khu vực thương mại tự do ASEAN là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá.
Chọn C.
Câu 11:
Trong đợt hoạt động quân sự cuối năm 1974 - đầu năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn tỉnh
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 191.
Cách giải:
Trong đợt hoạt động quân sự cuối năm 1974 - đầu năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.
Chọn D.
Câu 12:
Trong những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện
Phương pháp: SGK Lịch sử 11.
Cách giải:8
Trong những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Chọn A.
Câu 13:
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
Cách giải:
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang cho cách mạng.
Chọn D.
Câu 14:
Trong những năm 1945-1950, nhiều nước Tây Âu đã có hành động nào sau đây để thể hiện sự liên minh chặt chẽ với Mĩ?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Tây Âu.
Cách giải:
Trong những năm 1945-1950, nhiều nước Tây Âu đã có hành động tham gia vào “Kế hoạch Mác – san”.
Chọn A.
Câu 15:
Hình thức đấu tranh nào sau đây đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Cách giải:
Hình thức đấu tranh đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh là biểu tình có vũ trang tự vệ.
Chọn C.
Câu 16:
Năm 1972, Mĩ kí kết Hiệp định hạn chế vũ khi tiến công chiến lược (SALT - 1) với quốc gia nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Cách giải:
Năm 1972, Mĩ kí kết Hiệp định hạn chế vũ khi tiến công chiến lược (SALT - 1) với Liên Xô.
Chọn B.
Câu 17:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam diễn ra cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 11.
Cách giải:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam diễn ra cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Chọn B.
Câu 18:
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) ở Việt Nam nhanh chóng thất bại là do nguyên nhân khách quan nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam Quốc dân đảng.
Cách giải:
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) ở Việt Nam nhanh chóng thất bại là do nguyên nhân khách quan là thực dân Pháp còn mạnh.9
Chọn B.
Câu 19:
Trong thập niên 90 (thế kỉ XX), quốc gia nào sau đây được kết nạp và trở thành thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Đông Nam Á.
Cách giải:
Trong thập niên 90 (thế kỉ XX), Mianma được kết nạp và trở thành thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chọn A.
Câu 20:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Mĩ và các chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Mĩ Latinh.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Mĩ và các chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở Mĩ Latinh.
Chọn D.
Câu 21:
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Cách giải:
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi là Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
Chọn A.
Câu 22:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu được thực hiện chủ yếu bởi hai cường quốc là Liên Xô và
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung trật tự hai cực Ianta (2/1945).
Cách giải:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu được thực hiện chủ yếu bởi hai cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
Chọn A.
Câu 23:
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương nào sau đây đối với quân Trung Hoa Dân quốc?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc.
Cách giải:
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng đối với quân Trung Hoa Dân quốc.
Chọn B.
Câu 24:
Từ đầu năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi khách quan nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953).
Cách giải:10
Từ đầu năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi khách quan là các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Chọn A.
Câu 25:
Từ 18-12-1972 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng (miền Bắc Việt Nam) nhằm mục đích
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 184.
Cách giải:
Từ 18-12-1972 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng (miền Bắc Việt Nam) nhằm mục đích buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho nước Mĩ.
Chọn A.
Câu 26:
Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong nửa sau những năm 20 (thế kỉ XX) đã góp phần
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong nửa sau những năm 20 (thế kỉ XX) đã góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản.
Chọn D.
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng một trong những đặc điểm của giai cấp tư sản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Số lượng ít, thế lực kinh tế yếu phản ánh đúng một trong những đặc điểm của giai cấp tư sản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chọn A.
Câu 28:
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào giữ vai trò chủ yếu trong việc đánh bại quân đội phát xít Đức ở châu Âu?
Phương pháp: SGK Lích sử 11.
Cách giải:
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô giữ vai trò chủ yếu trong việc đánh bại quân đội phát xít Đức ở châu Âu
Chọn C.
Câu 29:
Năm 1922, Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 11.
Cách giải:
Năm 1922, Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện.
Chọn C.
Câu 30:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thẳng lợi quân sự: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 đều có điểm chung nào sau đây?
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:11
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thẳng lợi quân sự: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 đều có điểm chung là làm phá sản các kế hoạch quân sự của Pháp.
Chọn C.
Câu 31:
Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), quốc gia nào sau đây trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.
Cách giải:
Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Chọn B.
Câu 32:
Một trong những tác động phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Một trong những tác động phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Chọn D.
Câu 33:
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều chịu sự chi phối và tác động của hai hệ thống xã hội đối lập là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Chọn D.
Câu 34:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng mang tính dân tộc điển hình, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh bại phát xít và thực dân, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự cho cho nhân dân.
Chọn A.
Câu 35:
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu vì
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu vì phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.
Chọn C.
Câu 36:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Phương pháp: Loại trừ phương án.12
Cách giải:
Xây dựng quân đội quốc gia không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Chọn B.
Câu 37:
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Chọn B.
Câu 38:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
Phương pháp: Phân tích, rút ra nhận xét.
Cách giải:
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú phú. Nhiều phong trào được kể đến như “chấn hưng nội hoá”, bài trừ ngoại hoá”…
Chọn D.
Câu 39:
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam có tính thống nhất cao vì
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam có tính thống nhất cao vì có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chọn B.
Câu 40:
Chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học về
Phương pháp: Rút ra bài học kinh nghiệm.
Cách giải:
Chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19 12-1946 đã để lại bài học về sự phân hóa và cô lập kẻ thù, điều này thể hiện qua những chính sách mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn để đối phó với Trung Hoa Dân quốc và Pháp.
Chọn B.