IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Nghệ An có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Nghệ An có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Nghệ An có đáp án

  • 430 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hội nghị Ianta (2-1945) có quyết định thành lập tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2/1945).

Cách giải:

Hội nghị Ianta (2-1945) có quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Chọn A.


Câu 2:

Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.

Cách giải:

Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân.

Chọn D.


Câu 3:

Đến nửa sau thế kỉ XX, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á ở Đông Bắc Á có ba, đó là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Đông Bắc Á.

Cách giải:

Đến nửa sau thế kỉ XX, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á ở Đông Bắc Á có ba, đó là Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan.

Chọn A.


Câu 4:

Giai đoạn 1950-1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ mặt khác

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Tây Âu.

Cách giải:

Giai đoạn 1950-1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ mặt khác đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

Chọn C.


Câu 5:

Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào lĩnh vực

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

Cách giải:

Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào lĩnh vực kinh tế.

Chọn C.


Câu 6:

Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cách mạng khoa học công nghệ.

Cách giải:

Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.

Chọn C.


Câu 7:

Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925.

Cách giải:

Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút.

Chọn B.


Câu 8:

Một trong những hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam Quốc dân đảng.

Cách giải:

Một trong những hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) là tổ chức khởi nghĩa Yên Bái.

Chọn A.


Câu 9:

Về chính trị, các Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) thực hiện chính sách nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Cách giải:

Về chính trị, các Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) thực hiện chính sách thành lập toà án nhân dân.

Chọn D.


Câu 10:

Đến tháng 3-1938 để phù hợp với mục tiêu đấu tranh của cách mạng Đông Dương mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân chủ 1936 - 1939.

Cách giải:

Đến tháng 3-1938 để phù hợp với mục tiêu đấu tranh của cách mạng Đông Dương mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Chọn C.


Câu 11:

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).

Cách giải:

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Chọn D.


Câu 12:

Đâu là khó khăn đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của nước sau cách mạng tháng Tám 1945?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau năm 1945.

Cách giải:9

Ngoại xâm là khó khăn đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của nước sau cách mạng tháng Tám 1945.

Chọn D.


Câu 13:

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Chính phủ Pháp đã nhận được viện trợ của nước nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cuộc kháng chiến chống Pháp toàn quốc.

Cách giải:

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Chính phủ Pháp đã nhận được viện trợ của nước Mĩ.

Chọn C.


Câu 14:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951).

Cách giải:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Chọn D.


Câu 15:

Năm 1953-1954, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây ở Đông Dương?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung kế hoạch Nava.

Cách giải:

Năm 1953-1954, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch quân sự Nava ở Đông Dương.

Chọn D.


Câu 16:

Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương có quy định nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp định Gionevo.

Cách giải:

Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương có quy định các bên tham chiến ngừng bắn, lặp lại hòa bình ở Đông Dương.

Chọn B.


Câu 17:

Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới hai đã góp phần

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Ấn Độ.

Cách giải:

Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới hai đã góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân.

Chọn C.


Câu 18:

Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.

Cách giải:

Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX là nguồn viện trợ của Mĩ và các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam.

Chọn C.


Câu 19:

Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương là

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương là đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh.

Chọn A.


Câu 20:

Nội dung nào sau đây thể hiện Việt Nam quốc dân đảng (1927-1929) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Chủ trương tiến hành cách mạng bạo lực thể hiện Việt Nam quốc dân đảng (1927-1929) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.

Chọn A.


Câu 21:

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là mốc đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào công nhân (1919 – 1925).

Cách giải:

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là mốc đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đấu tranh tự giác.

Chọn A.


Câu 22:

Một trong những hạn chế trong nội dung của Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng ta là chưa chỉ ra được

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Một trong những hạn chế trong nội dung của Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng ta là chưa chỉ ra được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương. Luận cương còn đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đấtm chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

Chọn D.


Câu 23:

Trong những năm 1936-1939 nhân dân ta lại có điều kiện để đấu tranh công khai và hợp pháp vì

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Trong những năm 1936-1939 nhân dân ta lại có điều kiện để đấu tranh công khai và hợp pháp vì chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

Chọn C.


Câu 24:

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945) Cách giải:

Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939 1945.

Chọn D.


Câu 25:

Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), khẩu hiệu nào do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến giữa tháng 8-1945).

Cách giải:

Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), khẩu hiệu phá kho thóc giải quyết nạn đói do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân.

Chọn D.


Câu 26:

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 6/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc nhằm

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 6/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc nhằm tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

Chọn A.


Câu 27:

Sự kiện nào tác động trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946)?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta.

Cách giải:

Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp tác động trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946).

Chọn D.


Câu 28:

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng của kế hoạch Nava. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 ta tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những phướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu buộc chúng phải phân tán lược lượng để đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.

Chọn A.


Câu 29:

Nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Qua hai cuộc khai thác thuộc địa, mặc dù có sự xuất hiện của yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu và cột chặt vào kinh tế Pháp.

Chọn A.


Câu 30:

Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, rút ra bài học.

Cách giải:

Năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Ba tổ chức này hoạt động sôi nổi, tuy nhiên lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ dẫn đến chia rẽ.

Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập các tổ chức cộng sản để bàn về việc hợp nhất. Bài học rút ra từ sự kiện trên là cần xây dựng khối đoàn kết trong Đảng.

Chọn A.


Câu 31:

Ở Việt Nam, các phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936- 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 đều

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Ở Việt Nam, các phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936- 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 đều đấu tranh chống kẻ thù dân tộc, đòi quyền lợi dân tộc.

Chọn A.


Câu 32:

Nội dung nào không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Xác định kẻ thù là thực dân Pháp không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931.

Chọn A.


Câu 33:

Trong khoảng thời gian từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Trong khoảng thời gian từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gặp trở ngại là Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Chọn D.


Câu 34:

Cuộc Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946) ở Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Cuộc Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946) ở Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa thể hiện tinh thần đoàn kết làm chủ đất nước của nhân dân.

Chọn C.


Câu 35:

Việc đàm phá và ký Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện chính phủ Pháp với đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (6/3/1946) có tác dụng

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Việc đàm phá và ký Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện chính phủ Pháp với đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (6/3/1946) có tác dụng chuyển quan hệ Việt – Pháp từ đồi đầu sang đối thoại.

Chọn A.


Câu 36:

Các chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), Biên giới thu đông (1950) và Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam không có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:13

Các chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), Biên giới thu đông (1950) và Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam không có điểm chung buộc Pháp phải đàm phán với ta trên bàn ngoại giao.

Chọn D.


Câu 37:

Nhận xét nào sau đây là đúng về sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1919-1925)

Xem đáp án

Phương pháp: Nhận xét.

Cách giải:

Phong trào công nhân Việt Nam (1919 – 1925) là một bộ phận của phong trào yêu nước. Giai đoạn này, phong trào công nhân vẫn chủ yếu đấu tranh tự phát. Đòi quyền lợi kinh tế, quyền lợi giai cấp. Mãi đến sự kiện 8/1925, thợ xưởng máy Ba Son bãi công, không chịu sửa chiến ham Misole của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc mới đánh dấu bước đầu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.

Chọn A.


Câu 38:

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

Xem đáp án

Phương pháp: Rút ra bài học kinh nghiệm.

Cách giải:

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại.

Chọn D.


Câu 39:

Chủ trường nào của Đảng và Chính Phủ Việt Nam khi giải quyết mối quan hệ với ngoại xâm, nội phản từ (9/1945 đến 12/1946) vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ chủ quyền hiện nay?

Xem đáp án

Phương pháp: Rút ra bài học.

Cách giải:

Chủ trường nào của Đảng và Chính Phủ Việt Nam khi giải quyết mối quan hệ với ngoại xâm, nội phản từ (9/1945 đến 12/1946) vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ chủ quyền hiện nay. Đó là bài học cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo trong sách lược.

Chọn B.


Câu 40:

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam không phản ánh

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam không phản ánh vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị.

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay