Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ngô Gia Tự Lần 1 có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ngô Gia Tự Lần 1 có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ngô Gia Tự Lần 1 có đáp án

  • 62 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chiến thắng nào sau đây của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rove của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

Cách giải:

Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950 của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rove của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954).

Chọn D.


Câu 2:

Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì có 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập.

Chọn B.


Câu 3:

Nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau Hiệp định Gionevo 1954 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nhiệm vụ hai miền sau Hiệp định Gionevo.

Cách giải:

Nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau Hiệp định Gionevo 1954 là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Chọn C.


Câu 4:

Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954) và cách mạng Cuba (1959) đã

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12.

Cách giải:

Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954) và cách mạng Cuba (1959) đã cổ vũ phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh.

Chọn D.


Câu 5:

Sự kiện quốc tế nào sau đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam từ 1919 - 1930.

Cách giải:

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn A.


Câu 6:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là:

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.8

Cách giải:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chọn D.


Câu 7:

Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh là cách mạng

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Cuba.

Cách giải:

Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh là cách mạng Cuba.

Chọn C.


Câu 8:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).

Cách giải:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang.

Chọn C.


Câu 9:

Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của Việt Nam.

Chọn B.


Câu 10:

Thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giành thắng lợi trên mặt trận

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Cách giải:

Thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

Chọn D.


Câu 11:

Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước là

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Sau Hiệp định Gionevo, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng ở miền Nam, Mĩ nhanh chóng thế chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm nhằm thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Trước hoàn cảnh lịch sử như vậy, Đảng đã đề đường lối độc đáo, sáng tạo là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền.

Chọn B.


Câu 12:

Tổ chức nào đã góp phần làm Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Cách giải:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã góp phần làm Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.

Chọn C.


Câu 13:

Để chống chiến tranh Đặc biệt của Mĩ ở miền Nam, trong những năm 1961-1965 nhân dân miền Nam đã đẩy mạnh

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào đấu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc biệt.

Cách giải:

Để chống chiến tranh Đặc biệt của Mĩ ở miền Nam, trong những năm 1961-1965 nhân dân miền Nam đã đẩy mạnh phong trào phá Ấp chiến lược khắp nông thôn miền Nam.

Chọn B.


Câu 14:

Ý nghĩa quốc tế quan trọng từ sự thành công của cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 là

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Ý nghĩa quốc tế quan trọng từ sự thành công của cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 là để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước XHCN tiến hành công cuộc đổi mới.

Chọn A.


Câu 15:

Năm 1950, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, đã Mĩ kí với Pháp

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh.

Cách giải:

Năm 1950, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, đã Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Chọn D.


Câu 16:

Thắng lợi quân sự quan trọng chứng minh ta có khả năng đánh bại chiến tranh Đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào đấu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc biệt.

Cách giải:

Thắng lợi quân sự quan trọng chứng minh ta có khả năng đánh bại chiến tranh Đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ là chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Chọn D.


Câu 17:

Hội nghị quốc tế để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách trong nội bộ phe Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949).

Cách giải:

Hội nghị quốc tế để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách trong nội bộ phe Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc là Ianta.

Chọn A.


Câu 18:

Một trong những thành viên thường trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc từ sau 1991 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên bang Nga.

Cách giải:

Một trong những thành viên thường trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc từ sau 1991 là Liên bang Nga.

Chọn C.


Câu 19:

Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.

Cách giải:

Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp dân dụng.

Chọn B.


Câu 20:

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm là diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.

Chọn B.


Câu 21:

Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ.

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 là triển khai chiến lược toàn cầu.

Chọn C.


Câu 22:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929).

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp mở mang một số ngành công nghiệp dệt, muối, xay xát.

Chọn C.


Câu 23:

Nội dung nào sau đây không đúng với quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 5 năm 1945?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Phát động quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền không đúng với quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 5 năm 1945.

Chọn A.


Câu 24:

Tính quyết liệt trong phong trào đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong tháng 9-1930 là:

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:11

Tính quyết liệt trong phong trào đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong tháng 9-1930 là biểu tình có vũ trang tự vệ, vũ trang cướp chính quyền địch.

Chọn A.


Câu 25:

Điểm giống nhau giữa phong trào dân chủ 1919-1930 và phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Điểm giống nhau giữa phong trào dân chủ 1919-1930 và phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là địa bàn hoạt động mở rộng cả trong và ngoài nước.

Chọn D.


Câu 26:

Với việc thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12/1950), Pháp - Mĩ đã gây cho ta gặp nhiều khó khăn tại các địa bàn

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12/1950).

Cách giải:

Với việc thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12/1950), Pháp - Mĩ đã gây cho ta gặp nhiều khó khăn tại các địa bàn vùng sau lưng địch.

Chọn C.


Câu 27:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản từ 1945 đến 1952 là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản từ 1945 đến 1952 là Mĩ.

Chọn D.


Câu 28:

Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là sự kiện ngoại giao đánh dấu Chính phủ ta

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là sự kiện ngoại giao đánh dấu Chính phủ ta tạm thời nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian. Đồng ý cho thực dân Pháp đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc để ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Chọn C.


Câu 29:

Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là bọn phản động thuộc địa và tay sai.

Chọn A.


Câu 30:

Điểm mới của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21 (7/1973) so với Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:12

Điểm mới của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21 (7/1973) so với Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) là kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.

Chọn D.


Câu 31:

Nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960).

Cách giải:

Nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) là đề ra nhiệm vụ cách mạng của từng miền và chỉ rõ vị trí cách mạng hai miền.

Chọn A.


Câu 32:

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam từ 1919 – 1930.

Cách giải:

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Chọn A.


Câu 33:

Quan hệ giữa Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Cách giải:

Quan hệ giữa Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là đối đầu trực tiếp về quân sự.

Chọn C.


Câu 34:

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam kể từ tháng 7-1954 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau Hiệp định Gionevo.

Cách giải:

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam kể từ tháng 7-1954 là chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Chọn B.


Câu 35:

Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nhiệm vụ hai miền sau Hiệp định Gionevo.

Cách giải:

Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chọn B.


Câu 36:

Nội dung nào không đúng khi nói về điểm yếu địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Nguồn viện trợ của Mĩ ngày càng giảm sút là nội dung không đúng khi nói về điểm yếu địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954.13

Chọn A.


Câu 37:

Giai cấp tư sản Việt Nam sau CTTG I phân hóa thành những bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung biến đổi xã hội sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cách giải:

Giai cấp tư sản Việt Nam sau CTTG I phân hóa thành những bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Chọn D.


Câu 38:

Các quốc gia chớp thời cơ, giành chính quyền và tuyên bố độc lập ngay trong năm 1945 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Đông Nam Á.

Cách giải:

Các quốc gia chớp thời cơ, giành chính quyền và tuyên bố độc lập ngay trong năm 1945 là Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

Chọn A.


Câu 39:

Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951 Đảng Lao động Việt Nam đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12.

Cách giải:

Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951 Đảng Lao động Việt Nam đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.

Chọn B.


Câu 40:

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã tác động đến Mĩ - Diệm ở miền Nam là:

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào Đồng khởi.

Cách giải:

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã tác động đến Mĩ - Diệm ở miền Nam là chấm dứt thời kì ổn định tạm thời, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay