480 Bài trắc nghiệm Địa Lí từ đề thi THPTQG 2019 có đáp án cực hay
480 Câu trắc nghiệm Địa Lí từ đề thi THPTQG 2019 có đáp án cực hay (P7)
-
3362 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2015.
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2010 |
2013 |
2014 |
2015 |
Cao su |
439,1 |
548,1 |
570,0 |
604,3 |
Cà phê |
511,9 |
581,3 |
589,8 |
593,8 |
Chè |
113,2 |
114,8 |
115,4 |
117,8 |
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng một số cây lâu năm của nước ta, giai đoạn 2010-2015?
Đáp án C
Qua bảng số liệu, cà phê tăng từ 511,9 nghìn ha lên 593,8 nghìn ha, tăng liên tục. Tuy nhiên diện tích cà phê đứng thứ 2 sau cao su (593,8 < 604,3 nghìn ha – năm 2015)
=> Nhận xét C: cà phê chiếm diện tích nhiều nhất là không đúng.
Câu 2:
Những khó khăn chính trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên là
Đáp án C
Ở Tây Nguyên, lao động có trình độ, tay nghề còn thiếu, cơ sở hạ tầng yếu kém nên công nghiệp của Tây Nguyên kém phát triển, chủ yếu là các điểm công nghiệp phân tán.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân bố của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?
Đáp án D
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đòi hỏi nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng và thị trường tiêu thụ rộng lớn => Ngành công nghiệp phải gắn liền nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
Câu 4:
: Cho biểu đồ
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ năm 2005 và 2015?
Đáp án D
Qua biểu đồ, tỉ trọng lao động 15 tuổi trở lên của khu vực ngoài nhà nước cao nhất (86% - 2015)
Câu 5:
Trong phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên gặp những khó khăn nào?
Đáp án A
Cây công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nguồn nước dồi dào. Nhưng Ở Tây Nguyên, mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ tầng => thiếu nước cho cây công nghiệp phát triển.
Câu 6:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2012-2015.
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Lúa đông xuân |
3124,3 |
3105,6 |
3116,5 |
3112,8 |
Lúa hè thu và thu đông |
2659,1 |
2810,8 |
2734,1 |
2783,0 |
Lúa mùa |
1977,8 |
1986,1 |
1965,6 |
1934,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê)
Dạng biểu đồ nào dưới đây là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm của nước ta năm 2012 và 2015?
Đáp án B
Biểu đồ tròn thường thể hiện cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 1- 3 năm.
=> Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm của nước ta năm 2012 và 2015 là: biểu đồ tròn.
Câu 7:
Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 cho biết trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành này so với toàn ngành công nghiệp tăng bao nhiêu %?
Đáp án A
Quat sát 3 biểu đồ tròn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp hàng tiêu dùng giai đoạn 2000 – 2007 tăng 1,1% (từ 15,7% lên 16,8%).
Câu 8:
Cho bảng số liệu
DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGVÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010-2015.
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm |
2010 |
2013 |
2014 |
2015 |
Cả nước |
86947,4 |
89759,5 |
90728,9 |
91709,8 |
Đồng bằng sông Hồng |
19851,9 |
20481,9 |
20705,2 |
20912,2 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
17251,3 |
17448,7 |
17517,6 |
17589,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê)
Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét sau đây đúng về dân số trung bình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2015?
Đáp án C
Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng = (Giá trị năm sau / Gía trị năm trước) x 100
Bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng của các đối tượng địa lí: (Đơn vị:%)
Năm |
2010 |
2013 |
2014 |
2015 |
Cả nước |
100 |
103,2 |
104,3 |
105,5 |
Đồng bằng sông Hồng |
100 |
103,2 |
104,3 |
105,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
100 |
101,1 |
101,5 |
102,0 |
Kết quả trên cho thấy
- Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long (105,3% > 102,0%)
=> Nhận xét A: Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn đồng bằng sông Cửu Long và nhận xét D: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng tăng bằng nhau là không đúng => loại A và D
- Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn cả nước (105,3% < 105,5%)
=> Nhận xét B: Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn cả nước là không đúng => loại B
- Nhận xét C: Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn cả nước (102% < 105,5%) => nhận xét C đúng.
Câu 9:
Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
Đáp án B
Việc khai thác lãnh thổ chiều sâu ở Đông Nam Bộ: Áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc hiện đại nhằm khai thác tối đa các nguồn lực tự nhiên, kinh tế của vùng => nâng cao hiệu quả khai thác thác lãnh thổ.
Câu 10:
Trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay, giá trị nhập siêu vẫn còn lớn, chủ yếu là do
Đáp án C
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước cần nhiều máy móc, công nghệ.
Câu 11:
Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do
Đáp án A
Nhật Bản nằm ở nơi gặp nhau của 2 dòng biển nóng và lạnh => nguồn hải sản phong phú, đa dạng.
Câu 12:
Điều nào sau đây phản ánh chính xác việc phát triển tổng hợp ở Đông Nam Bộ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng?
Đáp án A
Việc phát triển các ngành hóa lọc dầu, dịch vụ dầu khí sẽ nâng cao giá trị của tài nguyên dầu mỏ nước ta, đem lại nguồn thu vô cùng lớn góp phần làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 181)
Câu 13:
Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí
Đáp án A
Vào nửa đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta gây mưa cho Tây Nguyên, Nam Bộ, gây hiệu ứng phơn khô nóng cho Trung Bộ và Tây Bắc.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, 13 và 14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Đáp án B
Sông Ba thuộc hệ thống sông miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 15:
Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên
Đáp án A
Việc xây dựng hồ thủy điện góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước tưới vào mùa khô.
Câu 16:
Trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp có đặc điểm:
Đáp án D
Ở nước ta nhiệt đới ẩm gió mùa, có mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ rệt => hình thành rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 17:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước?
Đáp án D
Ở Đông Nam Bộ có trình độ kinh tế xã hội phát triển nhất cả nước nên nguồn lao động có trình độ cao về thâm canh cây công nghiệp, tổ chức quản lí tiên tiến => hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết các dân tộc Gia –rai, Ê-đê phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Đáp án C
ựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, có thể xác định được người Grai, Ê-đê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.
Câu 19:
Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng lên khá mạnh không phản ánh điều gì sau đây?
Đáp án D
Người dân tiêu dùng xa xỉ thể hiện khả năng tiêu dùng, hoạt động nội thương của nước ta không có tác động đến việc xuất khẩu hàng hóa.
Câu 20:
Ý nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?
Đáp án C
Quy mô GDP của Trung Quốc hiện nay đứng thứ 2 thế giới. Năm 2005 đứng thứ 7 thế giới
Câu 21:
Đông Nam Bộ trở thành vùng trọng điểm về sản xuất cây công nghiệp của nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Đáp án B
Đông Nam Á có diện tích đất badan, đất xám lớn, phân bố tập trung thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp và cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh lớn
Câu 22:
Sản xuất nông nghiệp ở Nhật bản cần phát triển theo hướng thâm canh vì
Đáp án B
Nhật Bản có địa hình chủ yếu là đồi núi=> diện tích đất nông nghiệp nhỏ, khả năng mở rộng diện tích thấp => trong nông nghiệp phải thâm canh để tăng năng suất, sản lượng.
Câu 23:
Nguyên nhân nào làm cho chất lượng nguồn lao động nước ta có nhiều hạn chế?
Đáp án D
Ở Việt Nam, việc giáo dục và đào tạo chưa cao, chưa đồng bộ nên chất lương lao động của nước ta còn thấp, nhiều hạn chế
Câu 24:
Giải pháp có ý nghĩ lâu dài và mang tính chất quyết định đối với vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng là:
Đáp án D
Dân số Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nên nhu cầu việc làm rất lớn => vấn đề việc làm còn nhiều gay gắt.
=> Biện pháp: chuyển dịch cơ cấu nhành kinh tế, tạo ra nhiều việc làm
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ?
Đáp án A
Đỉnh Rào Cỏ, Phanxipang, Phu-Luông thuộc vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc gồm có những vùng khí hậu nào sau đây?
Đáp án C
Miền khí hậu phía Bắc gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Câu 27:
Điều kiện nào sau đây không là thế mạnh để Đông Nam Bộ phát triển tổng hợp kinh tế biển?
Đáp án C
Các ngành kinh tế biển gồm: GTVT, du lịch, hải sản, khoáng sản biển.
Điều kiện không phải thế mạnh để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế là: các vườn quốc gia.
Câu 28:
Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì
Đáp án A
Việc duy trì nền kinh tế 2 tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa phát triển các xí nghiệp nhỏ góp phần các xí nghiệp lớn chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp nhỏ và các xí nghiệp nhỏ thì khai thác tối đa nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có, và hỗ trợ nguyên liệu cho các xí nghiệp lớn => khai thác tiềm năng và phù hợp với thực tiễn đất nước
Câu 29:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:
Đáp án D
Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 4 năm tr.
=> Biểu đồ đề bài cho thể hiện sựu chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 – 2015.
Câu 30:
Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa của cả nước (năm 2017) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 – 2007, diện tích của nước ta thay đổi như thế nào?
Đáp án C
Dựa biểu đồ tròn (kí hiệu màu xanh lá) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, giai đoạn 2000 – 2007 diện tích lúa nước ta giảm: 35942 – 32530 = - 459 kg
=> Như vậy giai đoạn 2000 – 2007 diện tích lúa nước ta giảm 459 kg.
Câu 31:
Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung – Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết các trạm khí hậu nào sau đây có chế độ mưa vào mùa thu – đông tiêu biểu ở nước ta?
Đáp án B
Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung – Atlat Địa lí trang 9, ta thấy các tỉnh thuộc khu vực miền Trung có mùa mưa lùi vào thu – đông: Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang. Cụ thể lượng mưa ở ba trạm khí hậu này đều tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11 (lượng mưa trung bình trên 200mm).
Câu 32:
Biện pháp quan trong hàng đầu để tăng sản lượng cao su của vùng Đông Nam Bộ là:
Đáp án D
Biện pháp hàng đầu để tăng sản lượng mủ cao su ở Đông Nam Bộ cần sử dụng các giống cao su cho năng suất mủ cao. (sgk Địa lí 12 trang 181)
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, nhận biết kí hiệu khu dự trữ sinh quyển.
=> Xác định được vùng ven biển và đảo, quần đảo nước ta có các khu dự trữ sinh quyển sau: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Rạch Giá.
Câu 34:
Các ngành công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
Đáp án D
Nông thôn Trung Quốc có nguyên nguyên nhiên liệu phong phú và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ => thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, gốm, sứ…
Câu 35:
Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất đối với việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ ở nước ta?
Đáp án B
Để thúc đẩy việc đánh bắt xa bờ cần phải trang bị các tàu có công suất lớn, các trang thiết thị về dò sóng, định vị…
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang , hãy cho biết diện tích đất phèn lớn nhất ở khu vực nào sau đây?
Đáp án C
Diện tích đất phèn nước ta lớn nhất hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị được xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô dân số ở vùng Đông Nam Bộ (năm 2017) là?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định được các đô thị được xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô dân số ở vùng Đông Nam Bộ (năm 2007) là: TP. Hồ Chí Minh (trên 1000.000 người) -> Biên Hòa (từ 500.001 – 1000.000 người) -> Vũng Tàu (từ 200.001 – 500.000 người) -> Thủ Dầu Một (từ 100.000 – 200.000 người).
Câu 38:
Ở nước ta điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa có ở
Đáp án D
Điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất hàng hóa, các đô thị lớn và gần trục đường giao thông chính.
Câu 39:
Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là
Đáp án A
Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước => ngành lâm sản cũng phát triển mạnh nhất nhưng chủ yếu là khai thác và xuất khẩu gỗ tròn => hiệu quả chưa cao.
=> Vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là: Đẩy mạnh các nhà máy chế biến gỗ tại chỗ và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 40:
Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
Đáp án B
Phía Đông Trung Quốc nằm trong vùng hoạt động của gió mùa => khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc là cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.