IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Địa lý Bài tập Chuyên đề Biến đối khí hậu có đáp án

Bài tập Chuyên đề Biến đối khí hậu có đáp án

Bài tập Chuyên đề Biến đối khí hậu có đáp án

  • 383 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có các biểu hiện và nguyên nhân chủ yếu nào? Biến đổi khí hậu có những tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các ngành sản xuất và đời sống con người? Việc ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào và bao gồm những nhóm giải pháp chủ yếu nào?

Xem đáp án

- Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ.

- Nguyên nhân: Do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

- Biến đổi khí hậu có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các ngành sản xuất và đời sống con người.

- Trên thế giới có nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, có thể chia thành bốn nhóm giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.


Câu 2:

Đọc thông tin, hãy cho biết thế nào là biến đổi khí hậu.

Xem đáp án

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.


Câu 3:

Đọc thông tin, hãy trình bày về biến đổi của nhiệt độ Trái Đất theo thời gian.

Xem đáp án

- Trái Đất đang ấm dần lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.

- Trong thế kỉ XX, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên khoảng 0,6°C.

- Trong 40 năm gần đây (1980 - 2020), nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên, trung bình khoảng 0,2°C/thập kỉ.

- Các nhà khoa học dự báo đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm từ 1,2°C đến 2,6°C.


Câu 4:

Đọc thông tin, hãy trình bày sự thay đổi lượng mưa trên Trái Đất theo thời gian.

Xem đáp án

- Trên quy mô toàn cầu, lượng mưa có xu hướng tăng trong giai đoạn 1901 - 2020.

- Xu hướng tăng thể hiện rõ nhất tại các khu vực có vĩ độ trung bình và vĩ độ cao như ở châu Âu, châu Mỹ và lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt, lượng mưa lại có xu hướng giảm, điển hình là ở châu Phi, khu vực Nam Á, khu vực Địa Trung Hải, Trung Quốc,..


Câu 5:

Đọc thông tin, hãy trình bày sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

Xem đáp án

- Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi (tăng hoặc giảm) qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm.

- Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh.

+ Khoảng 40 năm gần đây (1980 - 2020), mực nước biển và đại dương tăng trung bình trên 3 mm/năm.

+ Các nhà khoa học dự báo, mực nước biển và đại dương sẽ tiếp tục dâng cao, có thể tăng thêm khoảng 20 - 30 cm vào cuối thế kỉ XXI.


Câu 6:

Đọc thông tin, hãy trình bày sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái Đất. Ở địa phương em có những hiện tượng thời tiết cực đoan nào?

Xem đáp án

* Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại,... là một trong những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu.

- Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian hoạt động.

- Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950 - 2020).

- Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng lên trong 10 năm gần đây (1950 - 2020) nhiều quốc gia và khu vực của tất cả các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải,...

- Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

* Những hiện tượng thời tiết cực đoan ở địa phương: bão, lũ lụt xảy ra nhiều hơn; sương muối, giá rét; nắng nóng kỉ lục,…


Câu 7:

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, bảng 1.1, hãy:

- Giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

- Trình bày các hoạt động phát thải khí nhà kính chủ yếu và tỉ lệ phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực.

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, bảng 1.1, hãy: - Giải thích nguyên nhân (ảnh 1)
Xem đáp án

* Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

- Tác động của các nguyên nhân tự nhiên nên khí hậu Trái Đất biển đổi rất chậm.

- Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng làm gia tăng lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

* Các hoạt động phát thải khí nhà kính chủ yếu

Khí nhà kính

Các hoạt động phát thải chủ yếu

Cac-bon đi-ô-xit (CO2)

Đột nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt và than đá), cháy rừng, đốt các sản phẩm từ gỗ, hoạt động núi lửa,...

Mê-tan (CH4)

- Quá trình sản xuất và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, than đá.

- Các hoạt động nông nghiệp, quá trình phân huỷ chất hữu cơ,...

Ni-to ô-xit (N2O)

- Sản xuất và sử dụng phân bón, hóa chất trong nông nghiệp.

- Đốt nhiên liệu hóa thạch và chất thải rắn.

Các khí chứa flo

Các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị làm lạnh, chất cách nhiệt, chất chống cháy, thiết bị điện tử,...

* Tỉ lệ phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực

Lĩnh vực

Tỉ lệ (%)

Năng lượng

31

Công nghiệp

26

Nông nghiệp

18

Giao thông vận tải

16

Công trình xây dựng và nhà ở

6

Chất thải

3


Câu 8:

Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên.

Xem đáp án

Các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đối với môi trường tự nhiên thể hiện ở: sự thay đổi các đới tự nhiên trên lục địa, a-xít hóa và biến đổi môi trường biển và đại dương gia tăng suy thoái môi trường.

Tác động

Hậu quả

- Vành đai nóng và các đới tự nhiên ở vĩ độ thấp mở rộng về phía cực.

- Ranh giới đai cao nội chí tuyến và á nhiệt đới mở rộng lên cao.

Thay đổi các quá trình tự nhiên, đặc điểm môi trường các đới và các đai cao tự nhiên.

- Mực nước biển dâng cao.

- A-xit hóa nước biển, đại dương.

Biến đổi môi trường biển, đại dương và môi trường sống của các loài sinh vật biển.

- Gia tăng lượng khí thải, suy giảm diện tích và chất lượng rừng.

- Suy giảm lớp ô-zôn trong tầng bình lưu khí quyển.

Gia tăng suy thoái môi trường (ô nhiễm môi trường, suy giảm rừng; suy giảm lớp ô-zôn,...).

 


Câu 9:

- Quan sát hình 1.3, hãy phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật trên Trái Đất.

- Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

Xem đáp án

Biến đổi khí hậu có tác động đến tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất, đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên nước ngọt và tài nguyên sinh vật.

Tài nguyên

Tác động

Hậu quả

Đất

- Tăng diện tích đất bị ngập lụt ở các vùng đồng bằng.

- Gia tăng mức độ, diện tích đất bị nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển.

- Gia tăng xói mòn đất, hoang mạc hóa ở cả miền núi và đồng bằng.

- Mất đất, thay đổi tính chất đất.

- Chi phí đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi và cải tạo đất lớn.

Nước ngọt

- Nguồn nước ngọt giảm sút.

- Mặn hóa nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

- Giảm khả năng dự báo nguồn nước.

- Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.

- Phát sinh mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa các khu vực và các ngành kinh tế.

- Ô nhiễm nguồn nước.

Sinh vật

- Điều kiện sống và không gian phân bố của các loài sinh vật thay đổi.

- Môi trường sống của các loài sinh vật biển thay đổi, đặc biệt là hệ sinh thái san hô ở các vùng biển nhiệt đới.

- Tăng nguy cơ cháy rừng và hạn chế sự phát triển của sinh vật.

- Suy giảm đa dạng sinh học do suy giảm số lượng cá thể hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

- Suy giảm diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển.

 


Câu 10:

Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta hoặc ở địa phương.

Xem đáp án

Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các lĩnh vực và các ngành sản xuất kinh tế, trong đó nông nghiệp là ngành dễ tổn thương nhất. Hậu quả chung nhất của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp là làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của các quốc gia trên thế giới.

Tác động

Hậu quả

- Tăng diện tích đất nông nghiệp bị chìm ngập.

- Thay đổi tính chất đất do nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Mất đất canh tác và suy giảm chất lượng đất, thu hẹp không gian sản xuất nông nghiệp.

- Giảm khả năng cung cấp nguồn nước tưới trong nông nghiệp.

- Tạo điều kiện cho sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi.

- Thiếu nước cho sản xuất.

- Giảm năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

 

Suy giảm nguồn lợi thuỷ, hải sản.

 

Giảm hiệu quả nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản.

- Thay đổi điều kiện sống, không gian phân bố rừng.

- Gia tăng nguy cơ cháy rừng.

Suy giảm diện tích và chất lượng rừng.


Câu 11:

Quan sát hình 1.5, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến công nghiệp. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất công nghiệp ở nước ta hoặc ở địa phương.

Xem đáp án

Do đặc điểm sản xuất và sự phát triển về kĩ thuật, công nghệ nên công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hơn so với các lĩnh vực sản xuất khác. Các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu chủ yếu tập trung vào chi phí đổi mới công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại, những khó khăn về nguồn nước và nguyên liệu.

Tác động

Hậu quả

- Phải tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính.

- Tăng nguy cơ ngập lụt, các thiệt hại về cơ sở vật chất và có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.

- Gia tăng sự bất ổn định trong sản xuất, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản.

- Giảm khả năng chủ động về nguồn nước cho nhiều ngành công nghiệp như: năng lượng, dệt, khai thác và chế biến khoáng sản,...

- Gia tăng vốn đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa và hoạt động.

- Giảm hiệu quả kinh tế các ngành sản xuất công nghiệp.

 

Ví dụ: Ở nước ta, biến đổi khí hậu làm nền nhiệt ẩm cao, mưa bão thất thường -> Ảnh hưởng đến thời gian vận tải và sản xuất của các khu, ngành công nghiệp; tu sửa, bảo dưỡng trang thiết bị;…


Câu 12:

Quan sát hình 1.6, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến dịch vụ. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ ở nước ta hoặc ở địa phương.

Xem đáp án

Trong nhóm ngành dịch vụ, giao thông vận tải và du lịch là các ngành chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên nói chung, thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu nói riêng.

Tác động

Hậu quả

- Giảm thời gian khai thác và gia tăng thiệt hại các công trình giao thông.

- Hoạt động giao thông vận tải có thể bị gián đoạn.

Tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các công trình giao thông.

 

Tăng mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện giao thông.

 

Tăng chi phí để đổi mới công nghệ của các phương tiện giao thông nhằm hạn chế khí thải và các khí nhà kính.

- Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn bị chìm ngập hoặc thay đổi và hư hại.

- Hoạt động du lịch bị gián đoạn.

Giảm hiệu quả khai thác của hoạt động du lịch.

 


Câu 13:

Quan sát hình 1.7 và hình 1.8, hãy phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người ở nước ta hoặc ở địa phương em.

Xem đáp án

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người

Tác động

Hậu quả

Nước biển dâng làm gia tăng diện tích và mức độ ngập lụt các vùng đất thấp.

 

Thu hẹp hoặc mất không gian sinh sống của con người do nhiều thành phố, làng mạc bị chìm ngập.

Sự gia tăng các thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu.

- Điều kiện sống của con người khó khăn và khắc nghiệt hơn.

- Góp phần vào tình trạng di cư tạm thời đang diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới.

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người

Tác động

Hậu quả

- Gia tăng các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn do các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp do sự phát triển của vi sinh vật có hại, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng lên, suy giảm chất lượng không khí và nguồn nước sinh hoạt, ...

- Số người chết và bị thương tăng lên do sự gia tăng các thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu.

- Góp phần gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển.

- Suy giảm sức khỏe người dân.

- Gia tăng số người chết do các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu và số người chết do thiên tai.

- Tăng áp lực đối với ngành y tế.

- Suy giảm chất lượng nguồn lao động.

 


Câu 14:

Đọc thông tin, hãy cho biết ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào. Tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu?

Xem đáp án

* Tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong đó:

- Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

Thích ứng để chung sống với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là giải pháp tối ưu của mọi quốc gia trên thế giới trong xu hướng gia tăng các tác động của biến đổi khí hậu hiện nay. Các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ trong ứng phó với biến đổi khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau và cần được tiến hành đồng thời.

* Sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu

Ứng phó với biến đổi khí hậu là yêu cầu bắt buộc và cấp bách đối với tất cả các nước, bởi vì:

- Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Những tác động của biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thảm hoạ đối với nhân loại trong tương lai nếu không có các giải pháp hữu hiệu ngay từ bây giờ. Nhiệm vụ phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiến hành đồng thời trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

- Các quốc gia sẽ không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu coi nhẹ nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. Nếu giải quyết tốt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.

+ Quá trình triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ tạo ra những sản phẩm mới thân thiện với môi trường.

+ Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tạo thêm cơ hội trong sản xuất, kinh doanh, việc làm, thu nhập cho người lao động và ngân sách các quốc gia.

+ Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu còn là cơ hội để thay đổi nhận thức, phát huy sáng tạo của nhà quản lý, nhà khoa học và người lao động để làm ra các sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao hơn.


Câu 15:

Dựa vào bảng 1.2, hãy nêu các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Trình bày và cho ví dụ về một nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta hoặc địa phương.

Xem đáp án

Trên thế giới có nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, có thể chia thành bốn nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể:

Nhóm giải pháp

Các giải pháp thích ứng chủ yếu

Trong công nghiệp

- Sửa chữa và nâng cấp hệ thống hạ tầng kĩ thuật của các cơ sở sản xuất, các trung tâm công nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu.

- Chủ động và có biện pháp phòng tránh thiên tai, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, các trung tâm công nghiệp.

- Công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng các cơ sở sản xuất, trung tâm công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong nông nghiệp

- Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.

- Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm điều tiết và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa.

- Bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển để bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, hạn chế thiên tai.

- Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Trong dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch)

- Xây dựng và nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đa dạng hóa các loại hình giao thông vận tải, kết nối hợp lí, hiệu quả các loại hình giao thông.

- Phát triển các loại hình giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Điều chỉnh các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện và tác động của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, cải tạo nhằm nâng cao mức độ an toàn cho hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động du lịch.

Trong giáo dục, y tế và đời sống

- Sử dụng tiết kiệm điện, nước trong cuộc sống hằng ngày.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế; xây dựng kế hoạch kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tai nạn trong điều kiện biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng cộng đồng dân cư có ý thức, sẵn sàng thích ứng, tương trợ lẫn nhau trong phòng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của biến đổi khí hậu.


Câu 16:

Dựa vào bảng 1.3, hãy nêu các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Kể tên một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các ngành sản xuất và đời sống hằng ngày ở nước ta hoặc ở địa phương.

Xem đáp án

Các nhóm giải pháp nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giáo dục và tuyên truyền. Mục tiêu chung của các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội.

Nhóm giải pháp

Các giải pháp giảm nhẹ chủ yếu

Trong công nghiệp

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, hạn chế sử dụng chất hóa học trong nông nghiệp.

- Tăng cường xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp (tạo ra bi-ô-ga, thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp) và giảm phát thải khí nhà kính.

- Bảo vệ rừng và tăng cường trồng rừng (vừa là giải pháp thích ứng vừa là giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu).

Trong nông nghiệp

- Đầu tư cải tiến công nghệ, kĩ thuật để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong các ngành sản xuất, đặc biệt là trong công nghiệp năng lượng.

- Thay thế nguồn năng lượng truyền thống bằng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo, ít phát thải khí nhà kính.

- Điều chỉnh hoặc hạn chế các cơ sở sản xuất có lượng chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh.

- Đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng các chất phế thải; phát triển ngành công nghiệp tái chế thân thiện với môi trường.

Trong dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch)

- Đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và công tác quản lí nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải.

- Tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, ít khí thải trong hoạt động giao thông vận tải, phát triển các phương tiện giao thông chạy điện.

- Quy hoạch mạng lưới đường giao thông và hệ thống chiếu sáng giao thông hợp lí, hiệu quả.

- Tăng cường các loại hình và hoạt động du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

Giáo dục và tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Xây dựng nếp sống văn minh, hạn chế rác thải sinh hoạt, xây dựng không gian sống xanh - sạch - đẹp.

- Có hình thức khen thưởng (hoặc kỉ luật) phù hợp với các cá nhân, tập thể có thành tích (hoặc vi phạm quy định) về giảm nhẹ biến đổi khí hậu.


Câu 17:

Hãy trình bày các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xem đáp án

* Sự thay đổi nhiệt độ Trái Đất theo thời gian

- Trái Đất đang ấm dần lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.

- Trong thế kỉ XX, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên khoảng 0,6°C.

- Các nhà khoa học dự báo đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm từ 1,2°C đến 2,6°C.

* Sự thay đổi lượng mưa trên Trái Đất theo thời gian

- Trên quy mô toàn cầu, lượng mưa có xu hướng tăng trong giai đoạn 1901 - 2020.

- Xu hướng tăng thể hiện rõ nhất tại các khu vực có vĩ độ trung bình và vĩ độ cao.

- Ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt, lượng mưa lại có xu hướng giảm.

* Sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới

- Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi (tăng hoặc giảm) qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm.

- Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh.

* Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái Đất

* Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại,... là một trong những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu.


Câu 19:

Thống kê các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương theo mẫu sau:

STT

Các hoạt động chính

Các khí nhà kính

1

 

 

2

 

 

 

 

Xem đáp án

Các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương

STT

Các hoạt động chính

Các khí nhà kính

1

Đốt rừng, cháy rừng.

Cac-bon đi-ô-xit (CO2).

2

Làm nông nghiệp, sự phân hủy của rác thải nông nghiệp,…

Mê-tan (CH4).

3

Sử dụng phân bón, hóa chất trong nông nghiệp.

Ni-to ô-xit (N2O).


Bắt đầu thi ngay