Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải
Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P6)
-
2809 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi đề cập đến vận tốc máu và tương quan của nó với huyết áp và tổng tiết diện lòng mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.
2. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.
3. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.
4. Hệ mạch càng đi xa tim, huyết áp càng giảm.
Phương án đúng:
Đáp án D
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)
STUDY TIP
Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch → đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết.
Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào
Câu 2:
Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động của phổi và thận tham gia vào quá trình duy trì ổn định độ pH của nội môi.
II. Khi cơ thể vận động mạnh thì sẽ làm tăng huyết áp.
III. Hooc môn insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicogen.
IV. Khi nhịn thở thì sẽ làm tăng độ pH của máu.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III → Đáp án C.
- 1 đúng. Vì hoạt động của phổi làm giảm nồng độ CO2 nên sẽ duy trì độ pH trung tính; Hoạt động của thận làm giải phóng H+ nên sẽ duy trì độ pH trung tính.
- II đúng. Vì vận động mạnh thì hoạt động hô hấp tăng cho nên sẽ tăng nồng độ CO2 trong máu làm giảm độ pH máu. Khi đó thì hóa thụ quan sẽ tiếp nhận kích thích và truyền xung về não bộ làm tăng nhịp tim. Nhịp tim tăng dẫn tới làm tăng huyết áp.
- III đúng. Vì insulin là hooc môn chuyển hóa đường glucozo thành glicogen.
- IV sai. Vi nhịn thở làm tăng nồng độ CO2 trong máu, do đó làm tăng nồng độ H+ nên sẽ làm giảm độ pH của máu.
Câu 3:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
A - Sai. Vì tiêu hóa nội bào chỉ xảy ra ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: trùng roi, trùng giày, amip ...
B - Đúng.
C - Sai. Vì trùng roi sống dưới nước nhưng nó chưa có cơ quan tiêu hóa nên vẫn tiêu hóa nội bào.
D - Sai. Vì tiêu hóa nội bào gặp ở động vật đơn bào (chưa có cơ quan tiêu hóa) và đa bào.
Câu 4:
Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
Hô hấp ở động vật gồm 2 giai đoạn:
+ Hô hấp diễn ra trong mỗi tế bào là quá trình phân giải các chất sinh ra năng lượng trong quá trình này cần sử dụng O2 và tạo sản phẩm CO2 gọi là hô hấp nội bào.
+ Hô hấp diễn ra ngoài tế bào tại cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, tại đây O2 được lấy từ môi trường ngoài vào và CO2 cũng được thải ra môi trường nhờ sự khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí (do có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa bên trong và bên ngoài cơ quan trao đổi khí) gọi là hô hấp ngoại bào.
A sai. Vì cơ thể không lấy CO2.
C sai. Vì cơ thể không lấy CO2 để tạo ra năng lượng.
D sai. Vì cơ thể không sử dụng CO2 để oxi hóa các chất.
Câu 5:
Quá trình tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn của Trâu diễn ra theo trình tự nào?
Đáp án B
Vì dạ dày trâu bò có 4 ngăn (Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:
+ Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết enzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác
+ Thức ăn sau khi được lên men và làm mềm sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật), sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
+ Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước.
+ Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.
Câu 6:
Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án C
A sai. Vì chỉ có các loài có ống tiêu hóa thì mới có tiêu hóa cơ học.
B sai. Vì động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào.
D sai. Vì thủy tức có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
Câu 7:
Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
I. Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp độ hô hấp
II. Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ
III. Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp máu
IV. Gây co các mạch máu đến thận để giảm bài xuất nước
Đáp án D
Cả 4 cơ chế nói trên
Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH má, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:
- Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).
- Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu
Câu 8:
Khi nói về mối quan hệ huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch biểu hiện như sau:
- Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch " mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch " tĩnh mạch chủ.
- Nguyên nhân là vì thể tích máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Thể tích máu tỉ lệ thuận với sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
(Nếu thiết diện nhỏ thì chênh lệch huyết áp lớn " Vận tốc máu nhanh và ngược lại)
Ta có:
+ Trong hệ thống động mạch: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch " Thể tích máu giảm dần.
+ Mao mạch có tiết diện lớn nhất nên vận tốc chậm nhất.
+ Trong hệ thống tĩnh mạch: tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ " Vận tốc máu tăng dần
Câu 9:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.
II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào.
III. Ở người, vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào.
IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn
Đáp án B
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phâng sai
II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào. g đúng
III. Ở người, vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào g đúng
IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn g sai, có 1 nhóm thú ăn cỏ có dạ dày đơn như ngựa, thỏ.
Câu 10:
Trong các phát biểu sau:
(1). Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn.
(2). Tốc độ chảy nhanh, máu đi được xa.
(3). Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào.
(4). Điều hòa, phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
(5). Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở ?
Đáp án C
Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:
(1) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
(2) Tốc độ chảy nhanh, máu đi được xa
(3) Điều hòa, phân phối máu đến các cơ quan nhanh
(4) Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Câu 11:
Biểu đồ dưới đâu ghi lại sự biến động hàm lượng glucôzơ trong máu của một người khỏe mạnh bình thường trong vòng 5 giờ:
Từ biểu đồ trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucôzơ xấp xỉ 1 mg/ml.
II. Glucagôn được giải phóng ở các thời điểm A và C.
III. Người này ăn cơm xong vào thời điểm D.
IV. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E
Đáp án C
I. Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucôzơ xấp xi 1 mg/ml à đúng
II. Glucagôn được giải phóng ở các thời điểm A và C àsai, ở thời điểm C, glucozo vẫn đang giảm. Người này ăn cơm xong vào thời điểm D à sai, vì cần sau bữa ăn 1 khoảng thời gian thì lượng glucozo mới bắt đầu tăng.
III. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E à đúng vì thời điểm đó, glucozo tăng cao trong máu kích thích tiết ra insulin để chuyển hóa glucozo thành năng lượng cho tế bào sử dụng, từ đó giúp đưa nồng độ glucozo trở về mức bình thường.
IV. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E à đúng vì thời điểm đó, glucozo tăng cao trong máu kích thích tiết ra insulin để chuyển hóa glucozo thành năng lượng cho tế bào sử dụng, từ đó giúp đưa nồng độ glucozo trở về mức bình thường
STUDY TIP
Insulin là một hoocmon đo tuyến tụy tiết ra đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường trong máu. Nhiều tế bào trong cơ thể dựa vào insulin để lấy glucose từ máu tạo năng lượng
Câu 12:
Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Đây là loại đạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ
II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ.
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin và HCl giúp phân giải prôtêin từ cỏ và vi sinh vật.
Đáp án D
I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ à đúng
II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ à đúng
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại. à sai, dạ cỏ mới là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin và HCI giúp phân giải prôtêin từ cỏ và vi sinh vật. à đúng
Câu 13:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
IV. Phổi không tham gia điều hoa cân bằng pH máu
Đáp án B
Các phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi: I, II
Câu 14:
Chu kì hoạt động của tim gồm các pha:
(1) pha giãn chung
(2) pha co tâm thất
(3) pha co tâm nhĩ
Thứ tự hoạt động của các pha trong mỗi chu kì hoạt động của tim là
Đáp án A
Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ —> pha co tâm thất —> pha giãn chung
Mỗi chu kì tim gồm 3 pha - 0,8 s:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ —> Hai tâm nhĩ co —> Van bán nguyệt đóng lại —> Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng —> van nhĩ thất mở —> Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất.
+ Pha co tâm thất: 0,3 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Puockin —> Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại —> Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên —> Van bán nguyệt mở —> Máu đi từ tim vào động mạch
+ Pha giãn chung: 0,4 s
Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở, van bán nguyệt đóng —> Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất
Câu 15:
Hệ đệm bicácbônát (NaHCCb / Na2CO3) có vai trò nào sau đây
Đáp án C
Hệ đệm bicácbônát là hệ đệm do NaHCO3 / Na2CO3 thực hiện. Hệ đệm này thực hiện đệm ion HCO3 - và ion H+ ở phổi. Hệ đệm này sẽ điều chỉnh độ pH của máu ở mức ổn định là vì:
Khi dư H+ (độ pH thấp) thì Na2CO3 sẽ phản ứng với H+ để tạo thành
NaHCO3 làm giảm nồng độ H+ trong máu (tăng độ pH).
Khi thiếu H+ (độ pH cao) thì NaHCO3 sẽ phân li để giải phóng H+ làm tăng nồng độ H+ trong máu (giảm độ pH).
Câu 16:
Nồng độ hooc môn aldosteron trong máu cao thì sẽ dẫn tới bao nhiêu hiện tượng sau đây?
I. Huyết áp cao.
II. Độ pH máu giảm.
III. Nồng độ trong máu giảm.
IV. Thể tích địch ngoại bào giảm
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III đúng à Chọn D. Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: dẫn tới bị bệnh cao huyết áp, độ pH của máu tăng, nồng độ giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin.
STUDY TIP
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu và tăng thải , vào nước tiểu. Tăng và tăng thải làm pH máu tăng. Tăng thải vào nước tiểu làm trong máu giảm.
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu kèm theo nước dẫn đến tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào.
Câu 17:
Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.
III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột
Đáp án B
Chỉ có 2 phát biểu đúng là II, IV → Đáp án B
I - Sai vì ở thú chỉ có hệ tuần hoàn kín
III - Sai. Vì máu ở tâm thất phải là màu đỏ thẫm và giàu CO2 → Động mạch phổi → Mao mạch mới thực hiện trao đổi khí thì lúc này máu mới là màu đỏ tươi và giàu O2. Từ đó, máu ở động mạch phổi giàu CO2 chứ không giàu O2.
STUDY TIP
Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.
Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.
Câu 18:
Lông ruột có đặc điểm cấu tạo nào để nó được gọi là đơn vị hấp thụ dinh dưỡng?
1. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng
2. Có dây thần kinh đến
3. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết
4. Chứa nhiều enzim hấp thụ
Phương án đúng:
Đáp án D
Niêm mạc ruột non có rất nhiều nếp gấp gọi là van ruột, trên mỗi van ruột có hàng triệu lông nhỏ gọi là lông ruột, trên đỉnh tế bào lông ruột còn có các lông cực nhỏ. Nhờ vậy, đã tăng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột lên hàng ngàn lần so với bề mặt, tạo điều kiện hấp thụ hết chất dinh dưỡng
Mỗi lông ruột đều có mạch bạch huyết do vậy nó là đơn vị hấp thụ thức ăn của ruột non
Lông ruột có đặc điểm cấu tạo:
1. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng
2. Có dây thần kinh đến
3. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết
Câu 19:
Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
Đáp án B
Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:
- Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải
- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, y dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước
Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học. Hấp thụ thức ăn trong khi đó, túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa
Câu 20:
Các tế bào của co thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua
Đáp án D
Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua màng tế bào một cách trực tiếp
Câu 22:
Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào
Đáp án A
Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại
Câu 23:
Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt
Đáp án B
- Răng cửa sắc nhọn → lấy thịt ra khỏi xương.
- Răng nanh nhọn và dài → cắn và giữ mồi cho chặt.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắn thịt thành các mảnh nhỏ để đễ nuốt.
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.
Câu 24:
Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tiết điện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch:
Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn, máu chảy nhanh (và ngược lại).
Vận tốc máu biến thiên trong hệ mạch như sau: vận tốc lớn nhất ở động mạch chủ, rồi giảm dần ở các động mạch nhỏ, tiểu động mạch và chậm nhất ở mao mạch; sau đó lại tăng dần ở các tiểu tĩnh mạch về các tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch chủ
Câu 25:
Khi nói về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu, phát biểu nào sau đây sai
Đáp án A
Các nhân tố đối với sự duy trì ổn định pH máu gồm:
- Hệ đệm cácbonat: do phổi và thận điều chỉnh
+ Nồng độ CO2: được điều chỉnh bởi phổi.
+ Nồng độ bicácbonát được thận điều chỉnh.
- Hệ đệm photphát: có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
- Hệ đệm proteinát: là 1 hệ đệm mạnh của cơ thể chiếm 3⁄4 toàn bộ hệ đệm trong dịch cơ thể.
→ Phổi thải CO2: tham gia ổn định độ pH máu.
→ A sai.
Câu 26:
Có bao nhiêu phát biểu sai?
1. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.
2. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
3. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
4. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.
Đáp án A
Ý 3 sai vì ở gà và chim ăn hạt diều có vai trò chứa thức ăn và tiêu hóa cơ học không chứa dịch tiêu hóa.
Câu 27:
Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật
Đáp án A
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng.
Câu 28:
Có bao nhiêu nguyên nhân nào sau đây giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?
I. Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra.
II. Không có khí cặn trong phổi.
III. Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
IV. Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
Đáp án A
Các nguyên nhân giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn:
I. Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra;
III. Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí;
IV. Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
Câu 29:
Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì
Đáp án B
Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ giúp làm tăng diện tiếp xúc. Nhờ các nếp gấp ở niêm mạc ruột và vì nhung mao ở ruột mà diện tích tiếp xúc được tăng lên 600 lần so với diện tích mặt ngoài
Câu 31:
Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào
Đáp án D
Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
Câu 32:
Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn?
Đáp án D
- Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu.
- Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tủy và dịch ruột.
- Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipid và protit.
Câu 34:
Các tế bào cơ thể động vật bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua:
Đáp án C
Động vật bậc cao: Các tế bào nằm sâu trong cơ thể nên phải trao đổi chất với môi trường ngoài gián tiếp thông qua môi trường trong (là máu và dịch mô bao quanh tế bào: hệ tuần hòa) và các hệ tiêu hóa, hô hấp và bài tiết.
Câu 35:
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
1. Có hệ thống tim và mạch.
2. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
3. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào trao đổi chất và trao đổi khí.
4. Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.
Phương án đúng:
Đáp án D
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
- Có hệ thống tim và mạch
- Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
- Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.