Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 - Đề số 4 có đáp án
-
6505 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Con Rồng cháu Tiên Trang 115 - SGK Tiếng Việt 2 Tập 2 (Cánh diều)
- Theo truyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai?
Theo truyện này thì người Việt Nam ta là con Rồng cháu Tiên.
Câu 2:
Đọc hiểu (6 điểm)
Niềm vui của nhà văn nghèo
Đang cặm cụi viết trên bàn, thấy con quấy khóc, anh dỗ: “Nín đi, lát nữa bố xem có bài đăng báo, có nhuận bút bố mua kẹo cho”. Đứa bé lập tức thôi khóc, kéo tay anh đòi đi “xem báo”.
Anh miễn cưỡng dắt con tới sạp báo đầu ngõ, tìm tờ báo mình hay cộng tác, lật dở một chuyên trang, rồi nói với con bằng giọng buồn buồn: “Không có bài. Về thôi, cho bố nợ!”. Mặt thằng bé ỉu xìu. Bỗng chủ sạp báo, đồng thời là độc giả trung thành của anh, cười hớn hở bảo: “Em đang chờ đọc bài của bác đấy. Trong mục mời bạn đọc đón đọc báo tuần sau họ giới thiệu có bài của bác đây này”. Anh bế bổng thằng con lên hôn đánh chụt!
Nguyễn Bích Lan
Sau khi dỗ con xong, anh nhà văn làm gì? (0,5 điểm)
A. Anh nhà văn đưa cho con cái kẹo.
B. Anh nhà văn ru cho con ngủ.
C. Anh nhà văn viết tiếp bài văn.
D. Anh nhà văn đưa con đi ra sạp báo.
Đáp án: D. Anh nhà văn đưa con đi ra sạp báo.
Câu 3:
Anh dắt con ra sạp báo để làm gì? (0,5 điểm)
A. Anh dắt con ra sạp báo để đọc báo miễn phí.
B. Anh dắt con ra sạp báo để mua báo.
C. Anh dắt con ra sạp báo để kiểm tra xem trên báo có bài viết của mình không.
D. Anh dắt con ra sạp báo để giới thiệu bài viết của mình trên báo cho con.
Đáp án: C. Anh dắt con ra sạp báo để kiểm tra xem trên báo có bài viết của mình không.
Câu 4:
Theo em “niềm vui của nhà văn nghèo” trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
A. Là con trai của nhà văn rất biết nghe lời.
B. Là nhà văn có tiền để mua kẹo cho con.
C. Là nhà văn vui mừng khi biết bài viết của mình sắp được lên báo.
D. Là nhà văn có khán giả trung thành với bài viết của mình.
Đáp án: C. Là nhà văn vui mừng khi biết bài viết của mình sắp được lên báo.
Câu 5:
Em hãy đóng vai người con trai trong câu chuyện, viết lời khen dành cho bố của mình nhé! (1 điểm)
Bố của con thật là tuyệt, con rất tự hào vì là con của bố!
Câu 6:
Điền từ thích hợp vào ô trống: (0,5 điểm)
Từ bắt đầu bằng chữ “b” chỉ tâm trạng của nhà văn khi không thấy bài viết của mình trên báo: ………………….
Từ cần điền là: Buồn
Câu 9:
Em hãy thực hiện yêu cầu dưới đây: (1 điểm)
Thêm từ để được cấu thuộc kiểu Ai là gì?
Ông bố …………………………….
Ông bố là một nhà văn nghèo.
Câu 10:
Em hãy thực hiện yêu cầu dưới đây: (1 điểm)
Thêm từ để được cấu thuộc kiểu Ai thế nào?:
Đứa con …………………………….
Đứa con tỏ khuôn mặt ỉu xìu khi bố bảo không có bài.
Câu 11:
Điền “in” hoặc “inh” và thêm dấu thanh thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm).
Chính xác, Chín chắn, Kín đáo, Minh mẫn
Câu 12:
Chính tả (Nghe - Viết): (4 điểm)
Hoa đào
Cành đào tươi thắm xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới an khang thịnh vượng.
Học sinh nghe viết đúng chính tả.
Câu 13:
Em hãy viết 4 - 5 câu về một trò chơi ở quê hương em mà em yêu thích. (6 điểm)
Ở quê em, các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ gồm 10 chiếc và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả chanh là có thể bắt đầu chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại nhự vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất thì đến lượt người khác. Ai lấy được hết số que trước sẽ chiến thắng.