Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 5)
-
2927 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc bài thơ:
Thu ẩm
(Uống rượu mùa thu)
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.
Thực hiện các yêu cầu sau:
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Câu 2:
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong bài thơ.
Những hình ảnh thơ gợi lên cảnh thu mang nét riêng của mùa thu làng quê Bắc Bộ Việt Nam: nhà cỏ năm gian thấp le te, đóm lập lòe, màu khói nhạt, lưng giậu, bóng trăng loe lóng lánh, da trời xanh ngắt.
Sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong việc miêu tả mùa thu đó là dùng những từ láy gợi hình đặc sắc, gieo vần độc đáo, tạo nên giọng thơ vui tươi và dùng hình ảnh thơ mộc mạc giản dị, tạo nên khung cảnh mùa thu tươi vui đặc trưng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
Câu 3:
+ Các từ láy: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh
+ Tác dụng: nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái hoặc sự thay đổi về vị trí vận động của các sự vật trong bài thơ, giúp cho câu văn them gợi hình, sinh động.
Câu 4:
Câu cá, uống rượu đều là những thú chơi, thú vui tao nhã mà các nhà nho khi ở ẩn tim đến vui, để tâm hồn thư thái, quên đi việc đời.
Trong bài thơ Thu ẩm Nguyễn Khuyển có đạt được kết quả đó hay không? Vì sao? Anh chị hãy lí giải thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng).
Trong bài thơ Thu ẩm, nhà thơ Nguyễn Khuyến không đạt được ước nguyện hưởng thụ thú vui tao nhã khi về quê ở ẩn. Hình ảnh thơ "mắt không vảy cũng đỏ hoe" gợi lên tâm trạng có phần suy tư, đau xót, bâng khuâng không rõ ràng của chính nhà thơ. Dù cho nhà thơ có thưởng thức rượu nhưng cũng chẳng thể hưởng thụ trọn vẹn và thư thái tâm hồn. Tâm hồn nhà thơ dường như vẫn luôn có những lợn gợn và lo lắng, suy tư không rõ ràng. Đó là tâm trạng của một nhà nho yêu nước nhưng vẫn dành tâm trạng cho đất nước. Một nhà nho ở ẩn nhưng vẫn chẳng thể dành trọn tâm trạng thư thái mà vẫn luôn đau đáu, bâng khuâng những nồi niềm không rõ ràng dành cho đất nước.
Câu 5:
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của, anh/chị về vai trò của tình yêu quê hương, đất nước đối với thế hệ trẻ hiện nay.
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ hiện nay.
II. Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích về tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.
* Luận điểm 2: Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
- Trong thời kỳ chiến tranh:
Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm súng đi chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước.
Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiền tuyến.
“Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
- Trong thời bình:
+ Tình cảm với người thân trong gia đình.
+ Tình làng nghĩa xóm.
+ Lòng tự hào dân tộc qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc.
+ Không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
+ Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
* Luận điểm 3: Vai trò của tình yêu quê hương đất nước
- Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
- Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
- Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
- Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
- Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
* Luận điểm 4: Hiện trạng tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay".
- Tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ" dần bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu.
- Tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan”.
- Có những sinh viên khi vừa mới tốt nghiệp ra trường đã tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất.
- Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường...
- Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc:
+ Chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức.
+ Xa lánh và rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước...
* Bài học nhận thức, hành động
- Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
- Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.
- Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.
- Lên án một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,...
III. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước trong giới trẻ hiện nay.
- Đưa ra lời khuyên cho mọi người.
Câu 6:
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ: Tự tình II là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy được những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.
2. Thân bài
– Trong sự hoang vắng, tịch mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận.
– Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời.
– “Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp.
–> động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.
– Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoát li với thực tại đau khổ.
– Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh.
– “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận.
– Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.
– Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh.
– Người phụ nữ dùng cả tuổi xuân của mình để chờ mong, khát cầu một hạnh phúc dù là nhỏ bé, đơn giản nhưng chờ cả tuổi xuân hạnh phúc khát cầu ấy cũng chẳng thể trọn vẹn.
– “Ngán” là trạng thái của nhà thơ Hồ Xuân Hương trước sự mất mát của tuổi xuân nhưng không thể một lần chạm đến hạnh phúc.
– Tình duyên vốn mỏng manh, nhỏ bé “mảnh tình” cũng không được trọn vẹn mà phải san sẻ càng khiến cho độc giả thêm xót xa về thân phận hẩm hiu của kiếp chồng chung, lẽ mọn.
3. Kết bài
- Tự tình 2 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le, bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ.