Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 7)
-
2928 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc bài thơ:
Cuốc kêu cảm hứng
(Nguyễn Khuyến)
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú
Câu 2:
Chỉ ra 03 từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Ba từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: khắc khoải, sầu, ngẩn ngơ
Câu 3:
Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Hai câu thơ có sử dụng phép đối đã góp phần diễn tả không gian và thời gian mang đầy tính nghệ thuật khi tác giả cảm nhận tiếng cuốc kêu. Người đọc dường như cảm nhận được nỗi đau như máu chảy tương ứng với nỗi buồn như nát ruột hồn tan. Cùng với đó, những từ "năm canh, sáu khắc" đối xứng nhau giúp tạo nên cảm giác tiếng cuốc kêu triền miên suốt canh này sang khắc khác, ám ảnh vào thời gian. Hai hình ảnh đối nhau là "Đêm hè vắng” và "bóng nguyệt mờ" giúp diễn tả nỗi đau, nỗi buồn thấm đượm vào không gian, thời gian. Trước tiếng cuốc buồn thương, ám ảnh, không gian bóng trăng cũng phải mờ đi và không gian đêm hè cũng phải "vắng" đi.
Câu 4:
Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Hai câu thơ đã diễn tả được nỗi lòng của chính Nguyễn Khuyến dành cho đất nước khi đêm đêm vẫn nằm mơ mà nhớ nước. Ông khắc khoải cho hồn cốt của đất nước. Nỗi buồn, khắc khoải đến bơ vơ, nhớ nước như thấm đượm vào từng câu chữ. Vì nhớ nước mà tâm trạng của nhà thơ hết tiếc rồi lại nhớ, hết đứng rồi lại nằm, hết gọi rồi lại mơ. Đó là trạng thái bồn chồn, đau xót của một con người yêu nước, chính trực.
Câu 5:
Phải chăng “làm một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước”?
(Hãy để giới trẻ được thể hiện tình yêu nước tự nhiên, tuoitre.vn, 09/08/2020)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi trên.
Em không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trên thực tế, ông cha ta ngày xưa và nhân dân ta ngày nay vẫn đang tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc ta bằng những nghĩa cử hết sức lớn lao. Biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng ngã xuống hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Họ đã chẳng hề tiếc máu xương, tuổi xuân của mình để cho thế hệ nhân dân ngày nay một bầu trời hòa bình và ấm no. Tuy nhiên là một thế hệ trẻ đang ngày càng tiến bước vào cuộc sống hiện đại, chúng ta không nhất thiết phải thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức đao to búa lớn. Việc hoàn thành tốt trách nhiệm của mình ở nơi làm việc, thi đua cố gắng hết sức, ra sức học tập rèn luyện và đóng góp cho cộng đồng, như vậy cũng đã là biểu hiện của tinh thần yêu nước rồi. Điều quan trọng đó chính là tình yêu nước được thể hiện thông qua những việc làm nhỏ nhoi, nhưng hàng ngày hàng giờ đều được chúng ta lưu tâm để thực hiện và gắng sức.
Câu 6:
Cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu.
2. Thân bài
a. Hai câu đề
“Ao”: hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân. Thời tiết chuyển sang mùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng mùa thu: làn nước mát lạnh và trong veo.
Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở nên “bé tẻo teo”.
b. Hai câu thực
Làn gió thổi lăn tăn sóng trên mặt nước. “Hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy động nhưng vẫn tĩnh. Tiếng sóng nước nhỏ bé ti li gợn gợn gợi cảm giác thanh bình.
Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động “khẽ đưa vèo” vừa gợi sự mỏng manh yếu đuối của chiếc lá bị gió cuốn bay vừa gợi âm thanh mùa thu - âm thanh của những chiếc lá rơi.
c. Hai câu luận
Bầu trời mùa thu: đám mây lơ lửng trên không trung tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn để lộ ra khoảng trời trong xanh → tạo bầu không khí dịu mát.
Quang cảnh xung quanh thi sĩ: con ngõ chạy quanh co nhưng vắng lặng không một bóng người → không gian yên tĩnh.
d. Hai câu kết
Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buông chiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cá nào cắn câu.
Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo”: tạo cảm giác thú vị. Người thi sĩ có thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng không thể bắt được chúng.
→ Bức tranh mùa thu với những cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam tuy giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp. Trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người ung dung, thong dong tận hưởng cuộc sống.
e. Tổng kết
Cách gieo vần độc đáo: vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa không tốt và không may mắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
của con người và vẻ đẹp thời đại nhà Trần, đặc sắc nghệ thuật...