Thứ sáu, 27/12/2024
IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 12)

  • 3469 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhận định nào sau đây là minh chứng cho nền công nghiệp Hoa Kì có quy mô lớn nhất thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm năm 1960 là 33,9 % năm 2004 là 19,7 %. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm ba nhóm ngành:

- Công nghiệp chế biến chiếm 84,2 % giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút trên 40 triệu lao động (năm 2004).

- Công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện và các loại khác như: điện địa nhiệt, điện tử gió, điện mặt trời.

- Công nghiệp khai thác khoảng đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môliđen; thứ hai về vàng.


Câu 2:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho miền Tây Trung Quốc có mật độ dân số thấp là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Vì vậy, nơi này tập trung rất ít dân số, mật độ dân số thấp.


Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 (trang 16), Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động vật, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản tài tài nguyên sinh vật phong phú. Vậy đáp án của câu hỏi này là nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.


Câu 4:

Vùng nào của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Duyên hải miền Trung của nước ta là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai.


Câu 5:

Kiểu thời tiết điển hình của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 (trang 41): “Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.”. Vậy, kiểu thời tiết điển hình của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc là nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo (mùa khô).


Câu 6:

Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nước ta có bờ biển dài, có nhiều loài tôm, cá và nhiều ngư trường lớn trải dài từ Bắc đến Nam, cung cấp cho người dân ven biển nguồn hải sản dồi dào. Đây chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa lớn nhất. Các tài nguyên khác như khoáng sản, du lịch biển hay điện gió không phải ở vùng nào cũng có, hoặc không phải vùng nào cũng có điều kiện khai thác.


Câu 7:

Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12 (trang 65): “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững”. Như vậy, trong tất cả các giải pháp thì giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta giai đoạn hiện nay và tương lai là sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.


Câu 8:

Nhờ đổi mới, thành tựu nào có tính quyết định nhất đối với nền kinh tế – xã hội nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đó là về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Vì nhờ có công cuộc đổi mới, cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lí, điều này giúp khai thác triệt để nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên.


Câu 9:

Khả năng tăng sản lượng lương thực của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Do diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa. Biện pháp được đặt ra nhằm tăng sản lượng lương thực trên một đơn vị đất nhất định của đồng bằng đó là thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.


Câu 10:

Trong bối cảnh thế giới đang có sự biến động về sản phẩm nông nghiệp, nước ta muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì phải giải quyết tốt mối quan hệ nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay phát triển còn kém bền vững, năng lực thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất. Trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp, gắn liền với tác động khó lường từ biến đổi khí hậu, hoạt động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu luôn là giải pháp để nước ta thực hiện phát triển nền nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao và bền vững.


Câu 11:

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thế mạnh lâu dài là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Công nghiệp chế biến thuỷ sản là ngành đang mang lại những hiệu quả kinh tế cao, với nguồn tài nguyên dồi dào, lao động đông lại có nhiều kinh nghiệm nên đây đúng là ngành có thế mạnh lâu dài.


Câu 12:

Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành trung tâm công nghiệp Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nhân tố chủ yếu tác động đến các trung tâm này đó chính là nguồn tài nguyên. Hạ Long, Cẩm Phả với nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, than tập trung với trữ lượng lớn, nguồn thủy hải sản dồi dào. Thái Nguyên nơi có nguồn quặng sắt trữ lượng khá lớn, tập trung là điều kiện phát triển ngành luyện kim.


Câu 13:

Hoạt động của trung tâm công nghiệp Hà Nội phát triển mạnh là nhờ có những thuận lợi sau:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các thế mạnh của trung tâm công nghiệp Hà Nội đó là vị trí địa lí nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động đông với đội ngũ lao động có kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - thủ đô của nước ta.


Câu 14:

Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhằm mục đích giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài… vì vậy cần ưu tiên phát triển mạng thông tin quốc tế.


Câu 15:

Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Tràng An là địa điểm du lịch được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên, vừa là di sản văn hóa thế giới. 

+ Vịnh Hạ Long được bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới. 

+ Phố cổ Hội An là di sản văn hóa.

+ Phong Nha –Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.


Câu 16:

Ngành du lịch nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK địa lí 12, trang142: Vấn đề phát triển thương mại du lịch " Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước".


Câu 17:

Sự kiện nào sau đây ít ảnh hưởng đến ngoại thương nước ta những năm gần đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập năm 2015 ; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kí kết năm 2016 ; Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới(WTO) năm 2007 đều là những sự kiện liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại thương nước ta, bởi vì từ sau những sự kiện này kinh tế Việt Nam, hàng hóa Việt Nam có nhiều điều kiện tham gia vào thị trường thế giới và khu vực. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016 chủ yếu gây ảnh hưởng về chính trị thế giới, ít gây ảnh hưởng đến ngoại thương của Việt Nam.


Câu 18:

Đặc điểm nào dưới đây không đúng với dân cư nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đặc điểm nổi bật của dân số nước ta là dân số đông, nhiều thành phần dân tộc, cơ cấu dân số trẻ, có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi và phân bố không đồng đều giữa các vùng và giữa thành thị và nông thôn. Vậy đặc điểm không đúng là dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn.


Câu 19:

Cảng nước sâu nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cảng Dung Quất thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ


Câu 20:

Đặc điểm nào của dân cư và lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh và có trình độ kĩ thuật vào loại cao nhất cả nước.


Câu 21:

Nhận định nào sau đây không đúng về tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở Đồng bằng sông Hồng, đất là nguồn tài nguyên tự nhiên có giá trị hàng đầu, đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích, trong đó hơn 70% là đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu. Diện tích đất nhiệm mặn và chua phèn ở Đồng bằng sông Hồng không tới 1/3 tổng diện tích trong khi Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 2/3 diện tích. Ngoài ra, do khai thác quá mức, canh tác chưa hợp lí nên nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Hồng đất đai đã bị bạc màu. Như vậy, nhận định không đúng là khoảng 50% đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vì trên thức tế con số này là 70%.


Câu 22:

Vùng có diện tích gò đồi tương đối lớn là điều kiện thuận lợi để vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 162, Ở Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp; đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.


Câu 23:

Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước.


Câu 24:

Biện pháp nào không được thực hiện để giải quyết cơ sở năng lượng cho vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở  Đông Nam Bộ, trong đó quan trọng là đảm bảo năng lượng cho vùng. Để giải quyết nhu cầu năng lượng, Đông Nam Bộ đã xây dựng các công trình thủy điện trong vùng như Trị An, Thác Mơ; xây dựng và mở rộng các nhà máy tuốc bin khí (Phú Mỹ), một số nhà máy chạy bằng dầu phục vụ cho khu chế xuất cũng được xây dựng; đường dây siêu cao áp 500kV Hòa Bình – Phú Lâm được đưa vào vận hành. Như vậy, trong các giải pháp được đưa ra, nhập khẩu điện từ Cam pu chia và đông bắc Thái Lan không được thực hiện tại Đông Nam Bộ,.


Câu 25:

Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở vùng Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đông Nam Bộ là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đầy đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu... Tuy nhiên, vấn đề môi trường đang là vấn đề đáng quan tâm nhất ở khu vực này, khi vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức, Đông Nam Bộ vẫn còn nặng nề trong khai thác công nghiệp theo chiều rộng. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở vùng Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.


Câu 26:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tỉnh/thành phố nào không có quốc lộ 1A đi qua?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23 có thể thấy quốc lộ 1A không đi qua Cao Bằng


Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 có thể nhận thấy ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng có các ngành sau: Than đá, đóng tàu, cơ khí, chế biến nông sản. Như vậy, trung tâm công nghiệp Hải Phòng không có ngành sản xuất ô tô.


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cảng Vũng Áng thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 27 xác định được vị trí của cảng Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh.


Câu 29:

Căn cứ vào Át lát địa lí trang 20, tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 20, Tỉnh An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng 263914 tấn thủy sản nuôi trồng.


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, chú thích trung tâm công nghiệp quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng, ta có các trung tâm là: Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉ trọng GDP của Bắc Trung Bộ so với cả nước năm 2007 là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tìm biểu đồ cột thể hiện GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước năm 2007, nhận thấy tỉ trọng GDP của Bắc Trung Bộ chiếm 6,8%.


Câu 32:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đà


Câu 33:

Cho biểu đồ:

 

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dạng biểu đồ hình tròn luôn thể hiện cơ cấu của đối tượng được nói đến. Vì vậy, phương án cơ cấu các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2000 là đúng.


Câu 34:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết khu vực nào thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, ta thấy khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng biển Nam Trung Bộ. Từ bờ biển đến khu vực đường có thềm lục địa sâu 200m, 500m (thậm chí là 1000m, 1500m).


Câu 35:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đặc trưng nào sau đây không đúng khi nói về địa hình của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 ta thấy, đặc trưng về địa hình của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, trong vùng núi có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.


Câu 36:

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000-2010?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quan sát bảng số liệu có thể thấy diện tích trồng lúa ở nước ta trong giai đoạn này giảm từ 7666,3 nghìn ha xuống còn 7513,7 nghìn ha. Trong khi đó, sản lượng tăng từ 32529,5 nghìn tấn lên 40005,6 nghìn tấn. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là diện tích giảm, sản lượng tăng.


Câu 38:

Cho biểu đồ

 

Nhận xét nào dưới đây đúng với biểu đồ trên?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Quan sát biểu đồ nhận thấy: công nghiệp – xây dựng năm 1990, 2005 có tỉ trọng thấp hơn những ngành còn lại; có năm tăng, có năm giảm; công nghiệp – xây dựng tăng 1,8 lần; nông – lâm – ngư nghiệp giảm liên tục. Như vậy, đáp án đúng là nông – lâm – ngư nghiệp giảm liên tục từ năm 1990 đến năm 2005.


Câu 39:

Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

 

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Qua biểu đồ ta thấy, Nhóm tuổi từ 15 – 24 có xu hướng giảm đạt 20,4% năm 2005 thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 14,8%. Nhóm tuổi 25 – 49 có xu hướng cũng giảm. Năm 2005 đạt 63,3% thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 59,3. Nhóm tuổi 50 trở lên có xu hướng tăng lên, đạt 16,3% vào năm 2005 và tăng lên đạt 26% năm 2015. Nhận định đúng là: từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.


Câu 40:

Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA

 

Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào biểu đồ, ta thấy, tỉ trọng các loại đất không có sự cân đối ở tất cả các vùng tùy thuộc đặc điểm từng vùng. Nếu như đất lâm nghiệp ở hầu hết các vùng chiếm tỉ trọng khá cao thì ở Đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 8,6 %, DBSCL là 7,4%...


Bắt đầu thi ngay