Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Địa lý Giải SGK Địa lý 10 Chương 5: Địa lí dân cư

Giải SGK Địa lý 10 Chương 5: Địa lí dân cư

Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

  • 1100 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào bảng ở SGK (tình hình phát triển dân số thế giới), em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai.

Xem đáp án

Trả lời:

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

   + Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngấn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

   + Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn, từ 300 năm đến 123 năm và 47 năm.

- Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.


Câu 2:

Dựa vào hình 22.1 (trang 83 - SGK), em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì 1950 - 2005.

Xem đáp án

Trả lời:

- Tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước phát trển. Trong nửa thế kỉ, từ 1950 - 2005, tỉ suất sinh 1 tất cả các nước đều có xu hướng giảm mạnh (1,7 lần), nhưng các nước phát triển giảm nhanh hơn (2 lần), khoảng cách giữa hai nhóm nước vẫn chưa thu hẹp được nhiều. Tỉ suất sinh từ năm 1950 I 1955 ở các nước đang phát triến cao hơn các nước phát triển 19 ‰ đến những năm 2004 1 2005 vẫn còn 13 ‰.


Câu 3:

Dựa vào hình 22.2 (trang 84 – SGK), em hãy nhận xét tình hình tỉ suất tử thô của toàn thế giới và ờ các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì 1950 - 2005.

Xem đáp án

Trả lời:

- Xu hướng biến động tỉ suất tử thô: có xu hướng giảm dần nhờ những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội và cả trong mức sinh. Đầu thế kỉ XX, mức tử vong còn khá cao, nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm nhanh.

- Đối với các nước phát triển, mức chết giảm nhanh, nhưng sau đó chững lại và có chiều hướng tăng lên, do cơ cấu già, tỉ lệ người lớn tuổi cao.

- Đối với các nước đang phát triển, mức chết giảm chậm hơn, nhưng hiện nay đã đạt mức thấp hơn so với các nước phát triển do dân số trẻ.


Câu 4:

Dựa vào hình 22.3 (trang 85 1SGK), em hãy cho biết:

+ Các nước được chia thành mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau?

+ Tên một vài quốc gia tiêu biểu trong mỗi nhóm.

+ Nhận xét.

Xem đáp án

Trả lời:

Có thể chia thành bốn nhóm nước có mức gia tổng tự nhiên khác nhau:

- Gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm: Mức tử cao do dân số già, mức sinh giảm thấp và thấp hơn hoặc bằng mức tử. Đại diện cho nhóm nước này có thể kể đến như: LB Nga, các quốc gia ở Đông Âu (Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút,...).

- Gia tăng dân số chậm từ: 0,1 - 0,9%, mức tử thấp, mức sinh thấp song cao hơn mức tử, gia tăng dân số thấp và ổn định. Đó là các quốc gia ở Bắc Mĩ, ở Ô- xtrây-li-a, ở Tây Âu.

- Gia tăng dân số trung bình: Từ 1 - 1,9%, mức sinh tương đối cao, mức tử thấp. Tiêu biểu là các nước Trung Quốc. Ẩn Độ, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, một số nước Mĩ Latinh như Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê,...

- Gia tăng dân số cao và rất cao: trên 2%, thậm chí trên 3%. Thuộc nhóm này gồm phần lớn các quốc gia châu Phi. các nước Trung Đông, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ (Ni-ca-ra-goa, Goa-tê-ma-la, U-ru-goay...).


Câu 5:

Dựa vào sơ đồ trang 85 ở SGK, em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển.

Xem đáp án

Trả lời:

Tăng dân số quá nhanh gây sức ép nặng nề đến kinh tế, xã hội, môi trường.

- Kinh tế: GDP theo đầu người thấp, nền kinh tế chậm phát triển,...

- Xã hội: Thất nghiệp, thiếu việc làm nhiều, khó khăn trong giáo dục và đào tạo, y tế, các phúc lợi xã hội, anh ninh,...

- Môi trường: Tài nguyên bị khai thác quá mức dãn đến kiệt quệ; môi trường bị ô nhiễm và bị tàn phá...


Câu 6:

Giả sử ti suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995 - 2000. Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ vào bảng.

Xem đáp án

Lời giải:

- Các kí hiệu:

   + Tg: tỉ suất tăng dân số tự nhiên.

   + Cho dân số thế giới năm 1998 là D8, năm 1999 là D9, năm 2000 là D0, nàm 1997 là D7, năm 1995 là D5

   + Công thức tính: D8 = D7 + Tg . D7 = D7 (Tg +1).

   + Áp dụng công thức trên, tính được:

   D8 = D8/ (Tg + 1) = 975/1,021955,9 (triệu người)

   D9 = D8 + Tg . D8 = D8 (1+ Tg). D9 = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.

   D5 = 918,8 triệu người.

   D0 = D9(1 + Tg) = 994,5 . 1,021 = 1014,4 triệu người

- Kết quả thể hiện thành bảng sau:

Năm 1995 1997 1998 1999 2000
Dân số (triệu người) 918,8 955,9 975,0 994,5 1014,4

Câu 7:

Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

Xem đáp án

Lời giải:

- Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động tự nhiên của dân số, là hiệu giữa số sinh và số chết. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xem là động lực phát triển dân số.

- Gia tăng dân số cơ học: Là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: Xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến vấn đề số dân nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiéu khi nó lại có ý nghĩa quan trọng.


Câu 8:

Lấy ví dụ về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường.

Xem đáp án

Lời giải:

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...

- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...


Bắt đầu thi ngay