Giải Tiếng Việt lớp 2: Ôn tập giữa học kì 1 Tuần 9
-
107 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sắp xếp các từ trong ngoặc đơn vào bảng. Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tự vật.
(bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng)
Chỉ người | Chỉ đồ vật | Chỉ con vật | Chỉ cây cối |
---|---|---|---|
bạn bè, Hùng | bàn, xe đạp | thỏ, mèo | chuối |
Câu 2:
Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng trên.
Chỉ người | Chỉ đồ vật | Chỉ con vật | Chỉ cây cối |
---|---|---|---|
cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, ông bà, em trai, cô, bác, … | ghế, phấn, bảng, bút, thước, giày dép,… | voi, hổ, gà, giun, cá, khỉ, trâu, bò, cò, ngựa,… | phượng vĩ, bằng lăng, bàng, cúc,… |
Câu 3:
Đặt 2 câu theo mẫu:
Câu Ai là gì ? dùng để giới thiệu, nhận xét hoặc đánh giá.
Ai (cái gì , con gì) ? | là gì? |
---|---|
M: Bạn Lan | là học sinh giỏi. |
Công viên | là nơi vui chơi của chúng em. |
Cô giáo | là người mẹ hiền thứ hai của em. |
Ông em | là tấm gương sáng để em noi theo. |
Câu 4:
Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng bảng chữ cái.
Em hãy ghi tên các nhân vật trong mỗi bài tập đọc sau:
- Người thầy cũ: Dũng, Khánh
- Người mẹ hiền: Minh, Nam
- Bàn tay dịu dàng: An
Chú ý: Tên riêng của mỗi nhân vật phải viết hoa.
Thứ tự đúng là: An, Dũng, Khánh, Minh, Nam
Câu 5:
Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài Làm việc thật là vui (trang 16)
Em đọc lại bài Làm việc thật là vui và tìm từ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người. (Đồng hồ, gà trống, tu hú, chim, cành đào, bé)
- Đồng hồ: tích tắc, báo phút, báo giờ.
- Gà trống: gáy vang, báo trời sáng.
- Tu hú: kêu tu hú.
- Chim: bắt sâu, bảo vệ mùa màng.
- Cành đào: nở hoa.
- Bé: làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
Câu 6:
Dựa theo cách viết trong bài văn trên, hãy đặt một câu nói về:
Em hãy quan sát các sự vật xung quanh và cho biết công dụng của chúng trong cuộc sống.
a) Một con vật:
- Chú mèo bắt chuột, ngăn không cho chúng phá kho thóc của người nông dân.
b) Một đồ vật:
- Chiếc máy tính giúp bố mẹ tìm kiếm các thông tin hữu ích.
c) Một loài cây hoặc một loài hoa :
- Hoa phượng nở cháy cả mùa hè, tô điểm cho các con phố, báo hiệu cho chúng em mùa thi đã đến.
Câu 7:
Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi:
Em quan sát hoạt động của các nhân vật trong mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi.
- Tranh 1 : Hằng ngày, mẹ là người đưa Tuấn đi học.
- Tranh 2 : Hôm nay mẹ bị ốm nên không thể đưa Tuấn đi học được.
- Tranh 3 : Tuấn giúp mẹ bằng cách chăm sóc và lấy nước cho mẹ uống.
- Tranh 4 : Tuấn đến trường bằng cách đi bộ.
Câu 8:
Em sẽ nói gì trong những trường hợp nêu dưới đây:
Tùy mỗi tình huống, em hãy nói lời cảm ơn, xin lỗi và đáp lại lời khen bằng thái độ lịch sự, nhã nhặn và lễ phép với người lớn.
a) Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.
- Cậu làm chiếc thuyền đẹp quá! Tớ cảm ơn cậu nhiều!
b) Em làm rơi chiếc bút của bạn.
- Tớ sơ ý quá. Cho tớ xin lỗi nhé !
c) Em mượn sách của bạn và trả không đúng hẹn.
- Mình xin lỗi vì trả lại cậu hơi muộn. Truyện rất hay, mình cảm ơn cậu nhiều nhé !
d) Khách đến chơi nhà biết em học tập tốt, chúc mừng em.
- Cháu cảm ơn bác ạ ! Cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.
Câu 9:
Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống dưới đây?
- Dấu chấm để kết thúc câu.
- Dấu phẩy để ngăn các ý trong câu.
Nằm mơ
- Mẹ ơi, đêm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vậy đó không, hở mẹ?
- Ô hay, con nằm mơ thì làm sao mà mẹ biết được !
- Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
Câu 10:
Dựa theo mục lục ở cuối sách, hãy nói tên các bài em đã học ở tuần 8.
Em quan sát mục lục tuần 8 và chú ý cột Phân môn và Nội dung.
Ví dụ:
Tập đọc : Người mẹ hiền, kể chuyện Người mẹ hiền , …
Câu 11:
Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp dưới đây:
Em nói lời mời, nhờ, đề nghị với thái độ lịch sự và lễ phép với người lớn.
a) Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
b) Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện,…).
c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
a) Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Trả lời:
- Mẹ mua giúp con tấm thiệp chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam mẹ nhé ! Con cảm ơn mẹ ạ.
b) Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện,…).
Trả lời:
- Sau đây mình xin mời mời nhóm 2 với tiết mục tốp ca : Bụi phấn.
c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
Trả lời:
- Thưa cô, cô có thể đọc lại câu hỏi giúp em được không ạ ?
Câu 12:
Trò chơi ô chữ :
Dựa vào phần gợi ý để tìm đáp án thích hợp.
a) Có thể điền từ nào vào các ô trống theo hàng ngang?
- Dòng 1: Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh) dùng để viết chữ lên bảng (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ P)
- Dòng 2 : Tập giấy ghi ngày, tháng trong năm (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ L)
- Dòng 3 : Đồ mặc có 2 ống (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ Q)
- Dòng 4 : Nhỏ xíu, giống tên thành phố của bạn Mít trong một bài tập đọc em đã học. (có 5 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T)
- Dòng 5 : Vật dùng để ghi lại chữ viết trên giấy (có 3 chữ cái. Bắt đầu bằng chữ B)
- Dòng 6 : Thứ ngắt trên cây, thường dùng để tặng nhau hoặc trang trí (có 3 chữ cái, bắt đầu bằng chữ H)
- Dòng 7 : Tên ngày trong tuần, sau ngày thứ ba (có 2 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T)
- Dòng 8 : Nơi thợ làm việc (có 5 chữ cái, bắt đầu bằng chữ X)
- Dòng 9 : Trái nghĩa với trắng (có 3 chữ cái, bắt đầu bằng chữ Đ)
- Dòng 10 : Đồ vật dùng để ngồi (có 3 chữ cái, bắt đầu bằng chữ G)
b. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc:
b. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc: PHẦN THƯỞNG
Câu 13:
Đọc thầm mẩu chuyện sau:
Đôi bạn
Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:
- Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp bê nói:
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Búp Bê làm những việc gì?
a) Quét nhà và ca hát.
b) Quét nhà, rửa bát và nấu cơm.
c) Rửa bát và học bài.
Em hãy đọc đoạn đầu truyện.
b) quét nhà và rửa bát, nấu cơm.
Câu 14:
Đọc thầm mẩu chuyện sau:
Đôi bạn
Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:
- Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp bê nói:
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì?
a) Cảm ơn Dế Mèn.
b) Xin lỗi Dế Mèn.
c) Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế Mèn
Em đọc đoạn trò chuyện giữa Dế Mèn và Búp Bê.
c) Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế Mèn.
Câu 15:
Đọc thầm mẩu chuyện sau:
Đôi bạn
Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:
- Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp bê nói:
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì?
a) Tôi là Dế Mèn.
b) Ai hát đấy?
c) Tôi hát đây.
Câu Ai là gì ? dùng để giới thiệu, nhận xét.
a) Tôi là Dế Mèn.
Câu 16:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về em và trường em.
- Em tên là gì?
- Em đang học lớp nào? Trường nào?
- Tình cảm của em dành cho thầy cô, bạn bè và mái trường của mình như thế nào?
Em tên là Ngọc Anh. Em học lớp 2E, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm. Ngôi trường của em rất rộng rãi và sạch đẹp. Khuôn viên trường được tô điểm bởi rất nhiều loài hoa khác nhau. Những khẩu hiệu và nhiều bức tranh vẽ của học sinh được treo ngay ngắn trên nền tường vàng nhạt. Dưới mái trường thân thương ấy, chúng em luôn cố gắng học tập thật tốt, đoàn kết và yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô. Em rất yêu ngôi trường của em.