Soạn văn 11 Cánh diều Cấu trúc của sách Ngữ Văn lớp 11 có đáp án
-
136 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sách Ngữ văn 11 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào? Thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn 10? Cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?
- Sách Ngữ văn 11 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc các thể loại: truyện thơ dân gian, truyện hiện đại, thơ, kí, kịch bản văn học, nghị luận xã hội, nghị luận văn học và văn bản thông tin.
- Các thể loại truyện thơ dân gian, kí và kịch bản văn học là những thể loại mới so ới sách Ngữ văn 10.
- Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:
+ Truyện: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Vì vậy, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm và cách đọc của thể loại.
+ Thơ: cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung.
+ Kí: cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó. Ngoài ra, cần nhận biết và thấy được sự kết hợp giữa sự thực và tưởng tượng, hư cấu và phi hư cấu,…
+ Kịch bản văn học: cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.
+ Thơ văn Nguyễn Du: chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông.
+ Văn bản nghị luận: chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và các tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo,..
+ Văn bản thông tin: chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụg của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm người viết.
Câu 2:
Đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 có gì giống và khác so với Ngữ văn 10?
- Điểm giống nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10:
+ Văn bản nghị luận: đều cần tập trung chú ý đến đề tài, ý nghĩa vảu vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
+ Văn bản thông tin: đều chú ý đến nhận biết cách triển khai thông tin, bố cục, mạch lạc của văn bản, thái độ, quan điểm của người viết.
- Điểm khác nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10: chủ đề, đề tài mà các văn bản nói đến khác nhau nên việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức sẽ hướng tới khác nhau. Ví dụ, trong Ngữ văn 10, các văn bản thông tin tập trung nói về nét đặc sắc văn hóa truyền thống vùng miền của dân tộc nên chúng ta cần chú ý về cách triển khai thông tin liên quan đến đề tài đó.
Câu 3:
Ở bài Thơ văn Nguyễn Du, các em được học những thể loại và tác phẩm cụ thể nào? Nêu các điểm lưu ý khi học tác giả Nguyễn Du.
- Ở bài Thơ văn Nguyễn Du, em được học các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết theo chữ Nôm với thể lục bát: Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền và theo chữ Hán với thể thất ngôn bát cú Đường luật: Đọc “Tiểu Thanh kí”.
- Điểm lưu ý khi học tác giả Nguyễn Du: chú ý về những biến cố lịch sử đã tác động đến cuộc đời, con người, trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Du.
Câu 4:
Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý những gì?
- Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý:
+ Nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lí thuyết.
+ Phân tích, lí giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượn tiếng Việt.
+ Vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học vào việc đọc hiểu và tạp lập văn bản.
Câu 5:
Nêu những nội dung rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 11; nhận biết yêu cầu khi viết các kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh.
- Những nội dung rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 11:
+ Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau, câu chuyển đoạn.
+ Câu văn suy lí (lô gích) và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận.
+ Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài văn nghị luận.
+ Đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp.
+ Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức truyện.
+ Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức thơ.
+ Cách trích dẫn trong bài viết.
+ Cách biểu cảm và hệ thống các từ lập luận trong văn bản nghị luận
+ Phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ.
- Yêu cầu khi viết các kiểu văn bản nghị luận:
+ Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
+ Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Yêu cầu khi viết các kiểu văn bản thuyết minh:
+ Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo,…
Câu 6:
Những nội dung, yêu cầu cần chú ý của việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?
- Những nội dung, yêu cầu cần chú ý của việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe:
Kĩ năng |
Yêu cầu |
Nói |
- Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí; kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. - Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân. - Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn. |
Nghe |
- Năm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói. - Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình. - Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. |
Nói nghe tương tác |
Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa. |