Soạn văn 11 Cánh diều Nỗi niềm tương tư có đáp án
-
112 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đoạn trích nói về nỗi niềm tương tư, thương nhớ của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp trong một lần du xuân ở chùa Ngọc Hồ.
Câu 2:
Chú ý những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.
- Những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.
Câu 3:
Chú ý những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
- Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh, điệp cấu trúc.
Câu 4:
Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư có hợp lí không? Vì sao?
- Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư là hoàn toàn hợp lí bởi xuyên suốt đoạn trích đều nói về hành động, cử chỉ của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.
Câu 5:
Những cử chỉ nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư?
- Những cử chỉ của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.
Câu 6:
Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.
- Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên, nỗi nhớ ấy không nguôi, ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy.
Câu 7:
Phân tích và làm sáng tỏ “đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình” qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư.
- Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư:
+ Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
+ Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.
Câu 8:
Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:
- Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
(Bích Câu kì ngộ)
- Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
- Tâm trạng của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ: thể hiện nỗi tương tư đến “ngẩn ngơ” nhưng không thể gặp lại được nên càng khiến Tú Uyên càng thêm nhớ mong.
- Tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều: sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi. Nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy khiến chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.