Tổng hợp đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí mới nhất cực hay có đáp án
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐẾ SỐ 3)
-
3045 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là:
a) Vận động theo phương thẳng đứng:
- Là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất.
- Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
- Tác động:
+ Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
+ Diện tích lục địa hay đại dương được phân bố lại.
Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi bộ phận khác bị hạ xuống.
=> Đáp án C
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh Kiên Giang.
=> Đáp án C
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
=> Đáp án B
Câu 4:
Thiên hà là:
Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể, cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
=> Đáp án D
Câu 5:
Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở:
Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến
=> Đáp án D
Câu 6:
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với các nước:
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam-Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam-Campuchia dài hơn 1100 km.
=>Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia.
=> Đáp án D
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là Đồng bằng sông Hồng.
=> Đáp án A
Câu 8:
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là:
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là dưới 180C.
=> Đáp án A
Câu 10:
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với hai vành đai sinh khoáng nên nước ta có:
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với hai vành đai sinh khoáng nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản.
=> Đáp án A
Câu 11:
Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là:
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất bằng dễ tan (Ca2+,Mg2+,K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế, loại đất này được gợi là đất feralits (Fe – Al) đỏ vàng. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit, do đó đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
=> Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là đất feralit.
=> Đáp án A
Câu 12:
Địa hình núi đá vôi phân bố nhiều nhất ở vùng núi:
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi
Địa hình núi đá vôi phân bố nhiều nhất ở vùng núi: Vùng núi Đông Bắc
=> Đáp án B
Câu 13:
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. (sgk Địa lí 11 trang 8)
=> Đáp án C
Câu 14:
Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng:
Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng: vùng biển tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền (sgk Địa lí 12 trang 15)
=> Đáp án B
Câu 15:
Vùng núi nào ở nước ta có cấu trúc địa hình như sau: phía đông là dãy núi cao đồ sộ, phía tây là các dãy núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các thung lũng xen kẽ là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi.
Vùng núi Tây Bắc ở nước ta có cấu trúc địa hình như sau: phía đông là dãy núi cao đồ sộ, phía tây là các dãy núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các thung lũng xen kẽ là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi.
=> Đáp án B
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang.
=> Đáp án B
Câu 17:
Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
Trong Hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
đúng khi nói về Hệ Mặt Trời
=> Đáp án D
Câu 18:
Điểm giống nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là cùng có hướng nghiêng tây Bắc - Đông Nam: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam (xem altat trang 13)
=> Đáp án D
Câu 19:
Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan:
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là do:
- Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm ở hai chí tuyến cân xứng với xích đạo, thuộc môi trường đới nóng.
- Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến, ít vịnh, ít đảo, ít bán đảo,…
- Có kích thước lục địa lớn, địa hình cao, bờ biển ít bị cắt xẻ nên ảnh hưởng của biển không sâu vào nội địa.
- Chịu ảnh hưởng của áo cao chí tuyến và có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ nên ít có điền kiện sinh mưa.
=>Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan: hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan ( sgk Địa lí 11 trang 20)
=> Đáp án C
Câu 20:
Điểm cực Bắc phần đất liền vĩ độ 23023’B thuộc:
Điểm cực Bắc phần đất liền vĩ độ 23023’B thuộc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
=> Đáp án D
Câu 21:
Vùng núi Đông Bắc có vị trí:
+ Vùng núi Đông Bắc
– Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng TB xuống ĐN.
– Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương … Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti…). Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt Trung (Phia Ya, Phia Uắc…). Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. Sau đó địa hình thấp đi rõ rệt, nhanh chóng hòa với đồng bằng Bắc Bộ và ven vịnh Bắc Bộ.
– Địa hình có hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
– Theo hướng các cánh cung núi là những thung lũng núi của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Chính cấu trúc này tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc tràn vào, hình thành mùa đông lạnh giá “đặc biệt” cho khu vực.
Vùng núi Đông Bắc có vị trí nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
=> Đáp án C
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết đảo lớn nhất nước ta là:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết đảo lớn nhất nước ta là Phú Quốc.
=> Đáp án B
Câu 23:
Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa: Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
=> Đáp án D
Câu 24:
Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ: nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.(sgk địa lí 12 trang 30)
=> Đáp án C
Câu 25:
Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm:
- Đồng bằng châu thổ sông: gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịn biển nông, thềm lục địa mở rộng.
=>Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
=> Đáp án B
Câu 26:
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 12,50C đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội
=> Đáp án C
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015 là:
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015 là Biểu đồ cột.
=> Đáp án B
Câu 28:
Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là:
Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là trình độ phát triển kinh tế - xã hội. (địa lý 11 – sgk)
=> Đáp án C
Câu 29:
Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:
Khu vực địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 32)
Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng: Đông Nam Bộ.
=> Đáp án D
Câu 30:
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là:
- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài đê.
=> Đáp án D
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh Yên Bái của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc.
=> Đáp án B
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ
=> Đáp án A
Câu 33:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng về nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm?
=> Đáp án D
Câu 34:
Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do:
Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.
=> Đáp án B
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, trang 5, hãy cho biết nước nào có chung đường biên giới với nước ta dài nhất:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, trang 5, hãy cho biết nước nào có chung đường biên giới với nước ta dài nhất Lào.
=> Đáp án D
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh nào nước ta tiếp giáp cả Lào và Cam-pu-chia?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh Kon Tum.nước ta tiếp giáp cả Lào và Cam-pu-chia
=> Đáp án C
Câu 38:
Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là:
Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là bão.
=> Đáp án D
Câu 39:
Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
Điểm Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
=> Đáp án C
Câu 40:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC NĂM 2004
Nhóm nước phát triển
Nhóm nước đang phát triển
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2004.
GDP của hai nhóm nước ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
=> Đáp án B