IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Địa lý Tổng hợp đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí mới nhất cực hay có đáp án

Tổng hợp đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí mới nhất cực hay có đáp án

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐẾ SỐ 4)

  • 2225 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc, tháng cao nhất (tháng 8) lưu lượng nước sông đạt > 9000m3/s; tháng kiệt  nhất (tháng 3) lưu lượng chưa đạt 1000m3/s.

=> Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc. không đúng với biểu đồ trên

=> Đáp án D


Câu 2:

Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất không đúng

=> Đáp án C


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi?

Xem đáp án

Phát biểu Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi

=> Đáp án C


Câu 4:

Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng:

Xem đáp án

Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng nội thuỷ.( SGK Địa lý 12 trang 15)

=> Đáp án B


Câu 5:

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là:

Xem đáp án

- Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á và gần đây là cả Trung Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Nhiều tổ chức tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt dộng gây nên tình trạng mất ổn định, mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực.

=>Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là  vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

=> Đáp án D


Câu 6:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

Xem đáp án

Biểu hiện có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên hình núi Việt Nam đa dạng

=> Đáp án B


Câu 7:

Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của:

Xem đáp án

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

=>Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái rừng trên núi cao.

=> Đáp án C


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào sau đây có lượng mưa trung bình năm ít nhất?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực cực Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm ít nhất?

=> Đáp án C


Câu 9:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?

Xem đáp án

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, không bị áp cao chế ngự thường xuyên, có 2 dòng biển nóng lạnh thường xuyên. Mặt khác, lãnh thổ nước ta hẹp ngang nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đem lại cho nước ta có lượng mưa rất lớn.
Trong khi đó, Bắc Phi và Tây Á do bề ngang lục địa lớn, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, gió chủ yếu là gió Mậu Dịch, dòng biển lạnh nên rất ít mưa. Ngoài ra, Băc Phi còn chịu ảnh hưởng của khối khí nóng đến từ Châu Á. Đó là những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về khí hậu giữa nước ta với các khu vực trên

=>Nguyên nhân nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi( sgk địa lý 12 trang 16)

=> Đáp án B


Câu 10:

Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ đã cho có đơn vị nghìn thùng / ngày thể hiện sản lượng dầu thô => biểu đồ thể hiện Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.

=> Đáp án D


Câu 11:

Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:

Xem đáp án

Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.( sgk địa lí 12 trang 38)

=> Đáp án A


Câu 12:

Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật:

Xem đáp án

Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).

=>Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật  địa đới.

=> Đáp án B


Câu 13:

Các nước công nghiệp mới (NICS) tập trung chủ yếu ở:

Xem đáp án

- Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền , các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Một) như  số nước đã trở thành nước công nghiệp mới (viết tắt theo tiếng anh là NICs) như Braxin, Áchentina,Mêhicô.
- Từ ngữ các nước công nghiệp mới bắt đầu được sử dụng ở thập niên 1970 khi "Bốn con hổ châu Á" là Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn QuốcSingapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Thuật ngữ "các nước công nghiệp mới" được dùng để chỉ các quốc gia trên trong giai đoạn đó. Ngày nay, các nước quốc gia và vùng lãnh thổ này đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa, và "NIC" được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ.

=>Các nước công nghiệp mới (NICS) tập trung chủ yếu ở châu Á và Mĩ La tinh.

=> Đáp án A


Câu 14:

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng:

Xem đáp án

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng khác nhau giữa các mùa trong một năm.

=> Đáp án B


Câu 15:

Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là:

Xem đáp án

Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, lịch sử.

=> Đáp án D


Câu 16:

Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?

Xem đáp án

Ở nước ta, đặc điểm trồng cây công nghiệp lâu năm không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng. Vì đồng bằng thích hợp với cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày hơn; cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng trung du, miền núi hơn

=> Đáp án A


Câu 17:

Khoáng sản nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta?

Xem đáp án

Khoáng sản dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta

=> Đáp án D


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết hướng vòng cung của địa hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hướng vòng cung của địa hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi Đông Bắc.

=> Đáp án D


Câu 19:

Hệ tọa độ địa lí của phần đất liền nước ta là:

Xem đáp án

Hệ tọa độ địa lí của phần đất liền nước ta là 230 23’B - 8 0 34’B và 1020 09’Đ - 1090 24’Đ.(sgk địa lí 12 trang 12).

=> Đáp án A


Câu 20:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là:

Xem đáp án

Tỉ số gia tăng dân số tư nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử (tính bằng đơn vị %).

=>Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.

=> Đáp án A


Câu 21:

Đặc điểm nào sau đây quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?

Xem đáp án

Đặc điểm đất là tư liệu sản xuất chủ yếu quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp

=> Đáp án A


Câu 22:

 giữa các vùng trong một nước?

Xem đáp án

=> Đáp án D


Câu 23:

Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về:

Xem đáp án

Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. (sgk địa lí 11 trang 69)

=> Đáp án A


Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những địa điểm nào sau đây có mùa mưa vào mùa hạ?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những địa điểm Cà Mau, Cần Thơ, Sa Pa có mùa mưa vào mùa hạ.

=> Đáp án B


Câu 25:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Gâm thuộc lưu vực sông nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Gâm thuộc lưu vực sông Sông Hồng.

=> Đáp án A


Câu 26:

Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở:

Xem đáp án

-Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du.

-Bán bình nguyên thế hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m.

-Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

-Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
=>Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng.     

=> Đáp án A


Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Campuchia?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh Long An tiếp giáp với Campuchia.

=> Đáp án D


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than nâu tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than nâu tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

=> Đáp án D


Câu 29:

Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là:

Xem đáp án

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

 + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

 + Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

=>Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

=> Đáp án C


Câu 30:

Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi nào sau đây?

Xem đáp án

Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

=> Đáp án B


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của nước nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của nước Mianma.   

=> Đáp án A


Câu 32:

Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi:

Xem đáp án

- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi  hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu

Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài đê.

=>Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi thường xuyên được bồi đắp phù sa.

=> Đáp án C


Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, đỉnh núi Ngọc Linh có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

=> Đáp án C


Câu 34:

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên:

Xem đáp án

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa.( sgk địa lí 12 trang 33)

=> Đáp án C


Câu 35:

Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

Xem đáp án

Do ở Xích đạo chịu ảnh hưởng của khối khí E- khối khí Xích đạo mang tính chất nóng ẩm nên ko thể có kiểu lục địa ở đây do tính chất của Khối khí Xích đạo và kiểu lục địa trái ngược nhau ,nên ko tồn tại kiểu Lục địa ( kiểu lục địa tính chất nóng khô,kiểu hải dương ẩm)

=>Khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương.

=> Đáp án D


Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông Sông Đà Rằng có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta.

=> Đáp án C


Câu 37:

Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.

=> Đáp án C


Câu 38:

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của:

Xem đáp án

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất.

=> Đáp án D


Câu 39:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết các cao nguyên nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, các cao nguyên Tà Phìng, Sín Chải, Mộc Châu được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

=> Đáp án B


Câu 40:

Cho bảng số liệu:

GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2010

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường (xử lí số liệu về đơn vị %; lấy năm gốc là 100%; tốc độ tăng trưởng các năm = giá trị năm sau/ giá trị năm gốc *100%)

=>Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, biểu đồ Đường thích hợp nhất.

=> Đáp án B


Câu 41:

Cho bảng số liệu:

GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2010

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường (xử lí số liệu về đơn vị %; lấy năm gốc là 100%; tốc độ tăng trưởng các năm = giá trị năm sau/ giá trị năm gốc *100%)

=>Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, biểu đồ Đường thích hợp nhất.

=> Đáp án B


Bắt đầu thi ngay