Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1: Cấu tạo của rễ phù hợp với sự hấp thụ nước và muối khoáng (có đáp án)

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1: Cấu tạo của rễ phù hợp với sự hấp thụ nước và muối khoáng (có đáp án)

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1: Cấu tạo của rễ phù hợp với sự hấp thụ nước và muối khoáng (có đáp án)

  • 821 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nước trong cây có dạng chính là?

Xem đáp án

Đáp án là C

Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do


Câu 2:

Nước trong cây được tồn tại ở các dạng chính là

Xem đáp án

Đáp án là B

Trong cây, nước tồn lại ở dạng nước tự do và nước liên kết.


Câu 3:

Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

Xem đáp án

Đáp án là B

Là dạng nước bị hút bởi các phân tử tích điện


Câu 4:

Điều nào sau đây đúng với dạng nước tự do?

Xem đáp án

Đáp án là D

Đặc điểm của nước tự do:

- Có trong thành phần TB, khoảng gian bào, mạch dẫn

- Không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học.


Câu 5:

Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?

Xem đáp án

Đáp án là B

Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh


Câu 6:

Vai trò của dạng nước tự do là?

Xem đáp án

Đáp án là D

Vai trò của nước tự do:

+ Làm dung môi hòa tan các chất

+ Giảm nhiệt độ bằng thoát hơi nước ở lá

+ Tham gia vào quá trình trao đổi chất

+ Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh


Câu 7:

Nước liên kết có vai trò

Xem đáp án

Đáp án là D

Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.


Câu 8:

Nước liên kết không có vai trò

Xem đáp án

Đáp án là D

Nước liên kết có vai trò: Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh (Qua đó giúp đánh giá khả năng chịu hạn và chịu nóng của cây)


Câu 11:

Đơn vị hút nước của rễ là

Xem đáp án

Đáp án là B

Đơn vị hút nước của rễ là tế bào lông hút.


Câu 12:

Nơi nước và các chất hoà tan từ lông hút đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là

Xem đáp án

Đáp án là B

Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là tế bào nội bì.


Câu 13:

Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ cấu trúc nào?

Xem đáp án

Đáp án là B

Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ tế bào lông hút.


Câu 14:

Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây phù hợp với chức năng hấp thụ nước là

Xem đáp án

Đáp án là D

Lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.


Câu 15:

Khi nói về đặc điểm của tế bào lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án là C

Phát biểu sai là C: Tế bào lông hút chỉ có 1 không bào trung tâm lớn → chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.


Câu 18:

Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ có đặc điểm nào sau đây?

1. Thành tế bào mỏng, không thâm cutin.

2. Có không bào phát triển lớn.

3. Độ nhớt cùa châl nguyên sinh cao.

4. Áp suất thẩm thâu rất lớn.

Xem đáp án

Đáp án là A

Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ thành mỏng không thấm cutin, có không bào lớn và áp suất thẩm thấu lớn.


Câu 19:

Lông hút có vai trò chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án là A

Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.


Câu 20:

Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

Xem đáp án

Đáp án là A

Bộ phận quan trọng nhất của rễ là miền lông hút hút nước và muối khoáng cho cây.


Câu 21:

Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất đối với chức năng hút nước?

Xem đáp án

Đáp án là D

Miền lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng cho cây nên có vai trò quan trọng nhất.


Câu 22:

Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu qua bộ phận nào?

Xem đáp án

Đáp án là B

Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.


Câu 23:

Đặc điểm nào không giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng?

Xem đáp án

Đáp án là B

Các tế bào lông hút có nhiều ti thể KHÔNG phải đặc điểm giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng; có nhiều ty thể sẽ cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển chủ động.


Câu 24:

Đặc điểm nào của thực vật giúp chúng tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và muối khoáng lên cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án là C

Thực vật có rễ nhiều lông hút giúp chúng tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và muối khoáng.


Câu 25:

Nhiều loài thực vật không có lông hút thì hấp thụ nước và các chất bằng cách nào?

Xem đáp án

Đáp án là D

Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể. Một số thực vật cạn (thông, sồi...) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ.


Câu 26:

Một số loài cây gỗ lớn (thông, sồi) rễ không có lông hút nhưng chúng vẫn lấy được nước và muối khoáng nhờ

Xem đáp án

Đáp án là D

Một số cây gỗ lớn (thông, sồi...) hấp thụ các chất nhờ cộng sinh-với một loại nấm hình thành nấm rễ.


Câu 27:

Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án là D

Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.


Câu 28:

Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?

Xem đáp án

Đáp án là D

Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước va muối khoáng cho cây.


Câu 29:

Trong nghề trồng lúa nước, việc việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơi so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Đáp án là C

Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây.


Bắt đầu thi ngay