Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Bếp lửa có đáp án
-
393 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Đoạn trích trên được sáng tác khi tác giả đang du học ở Liên Xô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Khi giặc đốt làng, bà dặn cháu “chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên”, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong lời dặn của bà?
Câu nói của bà vi phạm phương châm về chất (dặn cháu nói không đúng sự thật) nhằm để các con yên lòng nơi chiến khu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Đâu là thành ngữ trong đoạn trích trên?
Thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Xét theo cấu tạo, từ “đinh ninh” thuộc loại từ?
Từ “đinh ninh” thuộc kiểu từ láy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Đoạn thơ thể hiện phẩm chất gì của người bà?
Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh người bà yêu thương con cháu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
(Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Bằng Việt là tác giả của văn bản Bếp lửa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn ẩn dụ cho điều gì?
Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn ẩn dụ cho những vất vả mà cuộc đời người bà trải qua.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên?
- Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “biết mấy nắng mưa” chỉ những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn của cuộc đời bà.
+ Điệp từ: “nhóm”
+ Liệt kê: niềm yêu thương, khoai sắn, nồi xôi, tâm tình tuổi nhỏ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Xét theo câu tạo, câu thơ “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” thuộc kiểu câu nào thực hiện hành động nói gì?
Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn và dùng để bộc lộ cảm xúc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay nói về tình cảm bà cháu. Đó là bài thơ nào?
Bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh cũng viết về tình bà cháu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu thơ đầu?
Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ:
- Ẩn dụ: “nắng mưa” ẩn dụ cho những vất vả của đời bà.
- Điệp ngữ: “một bếp lửa”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?
Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Bếp lửa”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
“Năm ấy” được nhắc tới trong đoạn thơ là năm bao nhiêu?
“Năm ấy” là năm 1945 khi nạn đói hoành hành khiến dân tộc ta khốn khổ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào?
Câu thơ trên thuộc kiểu câu trần thuật.
Đáp án cần chọn là: A