Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có đáp án
Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có đáp án
-
341 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?
Đoạn trích được trích từ truyện thơ Lục Vân Tiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Lời của Vân Tiên được trích dẫn theo cách nào?
Lời của Vân Tiên được trích dẫn theo cách trực tiếp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
Từ “bất vi” là từ Hán Việt (không làm).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Trong đoạn thơ, Vân Tiên đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp gì?
Vân Tiên đã thể hiện mình là bậc trượng phu, giàu tình nghĩa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Em hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào? “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Nghĩa hai câu thơ trên: Thấy việc nguy nan mà không ra tay giúp thì không phải là bậc anh hùng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.Trước gây việc dữ tại mầy,Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”Vân Tiên tả đột hữu xông,Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.Lâu la bốn phía vỡ tan,Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.Phong Lai trở chẳng kịp tay,Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn nào?
Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ và hành động gì?
Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ không chút run sợ và ngay lập tức chạy vào đánh bọn cướp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Giải thích thành ngữ “tả đột hữu xông”?
Trả lời:
Giải thích thành ngữ: thành ngữ trên có nghĩa: Bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai bên cùng đánh vào, Liều mình quyết đánh đến cùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông,/Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”?
Biện pháp so sánh: so sánh Lục Vân Tiên và Triệu Tử đều là những bậc anh hùng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Hình ảnh bọn cướp hiện lên như thế nào trong đoạn trích trên?
Hình ảnh bọn cướp hiện lên vừa hung hăng, tàn ác, vừa hiếu chiến, bạo ngược.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.Chút tôi liễu yếu đào thơ,Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.Hà Khê qua đó cũng gần,Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.Gặp đây đương lúc giữa đàng,Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.Gẫm câu báo đức thù công,Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.Vân Tiên nghe nói liền cười:“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.Nay đà rõ đặng nguồn cơn,Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là ai?
Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Từ “quân tử” trong đoạn trích trên được hiểu là?
Từ “quân tử” được hiểu là người đàn ông có tài đức.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Kiều Nguyệt Nga là người thùy mị, nết na, lễ độ, bao dung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Lục Vân Tiên đã phản ứng như thế nào khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời muốn trả ơn?
Lục Vân Tiên đã từ chối và cho đó là việc nên làm khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời muốn trả ơn.
Đáp án cần chọn là: B