Cho đường tròn (O; R) có đường kính BC. Lấy A thuộc (O) sao cho AB < AC, vẽ đường cao AH của tam giác ABC.
a) Chứng minh: AH.BC = AB.AC.
b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M. Chứng minh rằng: MA2 = MB.MC.
c) Kẻ HE vuông góc với AB (E thuộc AB) và HF vuông góc với AC (F thuộc AC). Chứng minh AM // EF.
Lời giải
a) Ta có \(\widehat {BAC} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).
Tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao: AH.BC = AB.AC (Hệ thức lượng trong tam giác vuông).
Vậy ta có điều phải chứng minh.
b) Xét ∆MAB và ∆MCA, có:
\(\widehat {AMB}\) chung;
\(\widehat {MAB} = \widehat {MCA}\) (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung).
Do đó (g.g).
Suy ra \(\frac{{MA}}{{MC}} = \frac{{MB}}{{MA}}\).
Vậy MA2 = MB.MC (điều phải chứng minh).
c) Tam giác ABH vuông tại H có HE là đường cao:
AH2 = AE.AB (Hệ thức lượng trong tam giác vuông).
Chứng minh tương tự, ta được AH2 = AF.AC.
Khi đó ta có AE.AB = AF.AC.
Xét ∆AEF và ∆ACB, có:
\(\widehat {FAE}\) chung;
\(\frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AF}}{{AB}}\) (AE.AB = AF.AC).
Do đó (g.g).
Suy ra \(\widehat {AFE} = \widehat {ABC}\) (cặp góc tương ứng) (1)
Ta có tam giác AOC cân tại O (do OA = OC = R).
Suy ra \(\widehat {OAC} = \widehat {OCA}\) (2)
Lại có \(\widehat {OCA} + \widehat {ABC} = 90^\circ \) (3)
Từ (1), (2), (3), suy ra \(\widehat {OAC} + \widehat {AFE} = 90^\circ \).
Khi đó AO ⊥ EF.
Mà AM ⊥ AO (do AM là tiếp tuyến của (O)).
Vậy AM // EF.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AH là đường cao, AM là đường trung tuyến. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AM tại I cắt AC tại E.
a) Chứng minh BI.BE = 2BH.BM.
b) Chứng minh \(\frac{1}{{A{B^2}}} = \frac{1}{{B{E^2}}} + \frac{1}{{B{C^2}}}\).
Cho tam giác ABC có AB = 2, AC = 3, \[\widehat {BAC} = 60^\circ \]. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Điểm D thỏa mãn \(\overrightarrow {AD} = \frac{7}{{12}}\overrightarrow {AC} \).
a) Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \).
b) Biểu diễn \(\overrightarrow {AM} ,\,\overrightarrow {BD} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).
c) Chứng minh AM ⊥ BD.
Trong lớp 10C có 16 học sinh giỏi Toán, 15 học sinh giỏi Lí, 11 học sinh giỏi Hóa. Biết rằng có 9 học sinh vừa giỏi Toán và Lí, 6 học sinh vừa giỏi Lí và Hóa, 8 học sinh vừa giỏi Hóa và Toán, trong đó có 11 học sinh giỏi đúng 2 môn. Hỏi có bao nhiêu học sinh trong lớp:
a) Giỏi cả ba môn.
b) Giỏi đúng 1 môn.
Cho A = (2m – 1; m + 3) và B = (–4; 5). Tìm m sao cho:
a) A là tập hợp con của B.
b) B là tập con của A.
c) A ∩ B = ∅.
d) A ∪ B là một khoảng.