100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng cơ bản
-
1136 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong hiện tượng giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai nguồn là a, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D, x là toạ độ của một điểm trên màn so với vân sáng trung tâm. Công thức tính hiệu đường đi là:
Chọn A
Câu 2:
Thí nghiệm có thể dùng để đo bước sóng ánh sáng là?
Chọn C.
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng.
Câu 3:
Công thức xác định vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng là:
Chọn C.
Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng được xác định bằng công thức
Câu 4:
Công thức tính khoảng vân giao thoa trong thí nghiệm của Y-âng là?
Chọn A.
Công thức tính khoảng vân giao thoa là
Câu 5:
Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng thu được một kết quả λ = 0,526µm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu?
Chọn B.
Xem bảng bước sóng của các màu đơn sắc trong SGK.
Câu 6:
Chiết suất của môi trường:
Chọn C.
Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng ta có kết lụân: Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
Câu 7:
Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân có giá trị là?
Chọn B.
Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân i, suy ra i = 0,4mm.
Câu 8:
Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm có giá trị là
Chọn A.
Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân i, suy ra i = 0,4mm. Bước sóng ánh sáng được tính theo công thức λD/a. Suy ra λ = 0,40 µm.
Câu 9:
Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Màu của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
Chọn D.
Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân i,
suy ra i = 0,4mm. Bước sóng ánh sáng được tính theo công thức . suy ra λ = 0,40 µm.→ màu tím
Câu 10:
Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75 µm, khoảng cách giữa vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là:
Chọn C.
Khoảng vân i = λD/A = 0,75mm. Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân, suy ra khoảng cách từ vân sáng thứ đến vân sáng thứ 10 là 6i = 4,5mm.
Câu 11:
Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có:
Chọn A.
Khoảng vân = 0,4mm, thấy 1,2mm = 3.0,4mm = k.i , suy ra M có vân sáng bậc 3.
Câu 12:
Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,8 mm có:
Chọn C.
Khoảng vân = 0,4mm, thấy 1,8mm = (4 +0,5) i= (k+1/2).i , suy ra N là vân tối thứ 5.
Câu 13:
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là
Chọn D.
Khoảng vân:
Câu 14:
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Vị trí vân sáng thứ ba kể từ vân sáng trung tâm là?
Chọn C.
Khoảng vân i = 0,2mm, vị trí vân sáng bậc 3 (với k = 3) là x3 = 3.i = 0,6mm.
Câu 15:
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ' > λ thì tại vị trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ'. Bức xạ λ' có giá trị nào dưới đây?
Chọn D.
Với bức xạ λ vị trí vân sáng bậc k = 3, ta có . Với bức xạ λ' vị trí vân sáng bậc k', ta có . Hai vân sáng này trùng nhau ta suy ra xk = xk’ tương đương với kλ = k’λ’ tính được λ’ = 0,6μm
Câu 16:
Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là
Chọn B.
Trong khoảng 9 vân sáng liên tiếp có 8 khoảng vân i, suy ra khoảng vân i = 0,5mm. Áp dụng công thức tính bước sóng λ = i.a/D= 0,5 μm.
Câu 17:
Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 3 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 µm đến 0,75 µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là
Chọn A.
Khoảng vân ứng với ánh sáng đỏ là = 0,40 mm.
Bề rộng của quang phổ thứ nhất là d = 0,75 mm – 0,40 mm = 0,35 mm.
Câu 18:
Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 µm đến 0,75 µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là
Chọn C.
Khoảng vân ứng với các bức xạ màu đỏ và tím lần lượt là:
;
→ bề rộng của quang phổ thứ hai là
d = xđỏ 2 - xtím 2 = 2.iđ -2.it = 2.0,75mm – 2.0,40mm = 0,7mm
Câu 19:
Máy quang phổ càng tốt, nếu chiết suất của chất làm lăng kính:
Chọn C.
Máy quang phổ tốt thì tán sắc ánh sáng rõ nét.
Câu 20:
Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóng:
Chọn B.
Do các vật được nung nóng ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí có tỷ khối lớn phát ra
Câu 21:
Khi tăng nhiệt độ của dây tóc bóng điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi thế nào?
Chọn C.
Đặc điểm của quang phổ liên tục: Có cường độ và bề rộng không phụ thuộc vào cấu tạo hóa học của vật phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn. Nhiệt độ càng lớn cường độ sáng tăng về phía bước sóng ngắn.
Câu 22:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên tục?
Chọn C.
Theo định nghĩa quang phổ liên tục: Là dải màu biến thiên liên tục. (không nhất thiết phải đủ từ đỏ đến tím!)
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về máy quang phổ?
Chọn D.
Trong máy quang phổ thì quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy phụ thuộc vào cấu tạo đơn sắc của chùm sáng tới. Trong trường hợp ánh sáng tới máy quang phổ là ánh sáng trắng thì quang phổ là một dải sáng có màu cầu vồng.
Câu 24:
Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là:
Chọn B.
Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là tập hợp gồm nhiều chùm tia sáng song song, mỗi chùm một màu có hướng không trùng nhau. Vì chùm tới lăng kính là chùm song song.
Câu 25:
Quang phổ liên tục của một vật:
Chọn B.
Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất vật nóng sáng mà phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.