19 Đề thi thử thpt quốc gia môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiết
19 Đề thi thử thpt quốc gia môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiết (đề 10)
-
3349 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
Đáp án D
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 2:
Trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là
Đáp án D
Trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Câu 3:
Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành ba dải, lần lượt từ biển vào là
Đáp án C
Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành ba dải, lần lượt từ biển vào là cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng - đồng bằng.
Câu 4:
Lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm nghiệp là do
Đáp án A
Lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm nghiệp là do các ngành này có năng suất lao động thấp nên cần nhiều lao động.
Câu 5:
Hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất ở nước ta là
Đáp án B
Hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất ở nước ta là hệ thống sông Hồng.
Câu 6:
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là
Đáp án D
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
Câu 7:
Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Đáp án D
Thiếu lao động không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng
Câu 8:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì có
Đáp án B
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì có diện tích đồng cỏ lớn.
Câu 9:
Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
Đáp án A
Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới dây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị Hạ Long có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người
Câu 11:
Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là
Đáp án D
Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là trên 24°C.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi Vọng Phu không thuộc vùng Đông Nam Bộ
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá badan có quy mô lớn nhất ở nước ta là
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá badan có quy mô lớn nhất ở nước ta là Tây Nguyên
Câu 14:
Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thấp nhất vùng Tây Nguyên?
Đáp án A
Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, KonTum có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thấp nhất vùng Tây Nguyên
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là dưới 6 triệu đồng.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta là
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta là duyên hải miền Trung.
Câu 17:
Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2007 diễn ra theo hướng:
Đáp án A
Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2007 diễn ra theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007) là
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007) là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 19:
Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác cao nhất nước ta là
Đáp án C
Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác cao nhất nước ta là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 21:
Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là
Đáp án B
Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta làTín phong
Câu 22:
Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do
Đáp án D
Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
Câu 23:
Sự phân hoá của các điều kiện địa hình, đất trồng ở nước ta
Đấp án C
Sự phân hoá của các điều kiện địa hình, đất trồng ở nước ta cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Câu 24:
Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là
Đáp án C
Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là phân bố rộng rãi.
Câu 25:
Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là
Đáp án B
Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn.
Câu 26:
Vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do
Đáp án B
Vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do có vùng đồi trước núi.
Câu 27:
Một trong những hạn chế về dân cư và lao động các nước Đông Nam Á là
Đáp án B
Một trong những hạn chế về dân cư và lao động các nước Đông Nam Á là lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn ít.
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẤU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010-2016
(Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2013 | 2015 | 2016 |
Xuất khẩu | 53,1 | 53,1 | 57,5 | 56,9 |
Nhập khẩu | 46,9 | 46,9 | 42,5 | 43,1 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
Đáp án C
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền
Câu 29:
Cho biểu đồ:
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP CỦA CAMPUCHIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2010-2016
Đáp án D
Tỉ trọng khu vực I giảm, tỉ trọng khu vực II và III tăng
Câu 30:
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của
Đáp án B
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới
Câu 31:
Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành thông tin liên lạc của nước ta hiện nay?
Đáp án C
Internet cùng với các mạng xã hội được người dân sử dụng rộng rãi.
Câu 32:
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta những năm qua là
Đáp án C
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta những năm qua là dầu thô, thuỷ sản, hàng may mặc.
Câu 33:
Nước ta cần khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo không phải vì
Đáp án D
Nước ta cần khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo không phải vì ít vốn và trình độ kĩ thuật còn hạn chế.
Câu 34:
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là
Đáp án A
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là thiếu nước vào mùa khô.
Câu 35:
Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về
Đáp án C
Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về phạm vi lãnh thổ thay đổi theo thời gian.
Câu 36:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH, SỐ DÂN CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2016
Tiêu chí Các vùng | Diện tích (km2) | Số dân (nghìn người) |
Cả nước | 331230,8 | 92695,1 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 101400,0 | 13208,9 |
Đồng bằng sông Hồng | 15082,6 | 19909,2 |
Tây Nguyên | 54508,0 | 5693,2 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 40816,3 | 17660,7 |
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về mật độ dân số của cả nước và một số vùng, năm 2016?
Đáp án B
Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,7 lần mật độ dân số cả nước.
Câu 37:
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH RỪNG VÀ TỈ LỆ CHE PHỦ RÙNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2008 – 2016
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta, giai đoạn 2008 - 2016
Đáp án A
nhận xét nào sau đây là đúng về diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta, giai đoạn 2008 - 2016: Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đều tăng
Câu 38:
Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thuỷ điện ở nước ta là
Đáp án A
Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thuỷ điện ở nước ta là chủ động vận hành được quanh năm.
Câu 39:
Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án B
Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 40:
Một trong những vấn đề cấp bách để phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án A
Một trong những vấn đề cấp bách để phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.