Đề 13
-
5777 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải:
Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.
Chọn D.Câu 2:
Phương pháp: Kiến thức bài 27 - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Cách giải:
Ngành công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt thường phân bố ở các đô thị lớn.
Chọn A.
Câu 3:
Phương pháp: Kiến thức bài 37 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Cách giải:
Tây Nguyên không nhiều tài nguyên khoáng sản, riêng bôxit có trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể.
Chọn B.Câu 4:
Phương pháp: Kiến thức bài 31 - Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Cách giải:
Ngành du lịch nước ta có đặc điểm:
- Hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay. -> C đúng.
- Số lượng khách du lịch của nước ta không ngừng tăng lên nên doanh thu từ du lịch cũng tăng nhanh. -> A, B đúng.
- Số lượng khách du lịch nội địa luôn lớn hơn số lượng khách du lịch quốc tế. ->D không đúng.
Chọn D.Câu 5:
Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp
Cách giải:
Các đô thị lớn đồng dân cư và chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn nên nhu cầu về các sản phẩm từ sữa cao hơn những khu vực khác. -> Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn vì đây là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm từ sữa.
Chọn C.
Câu 6:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 10
Cách giải: Đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sông Đà Rằng.
Chọn C.Câu 7:
Phương pháp:
Sử dụng Atlat trang 15 Cách giải: Năm 1960 : dân số thành thị chiếm 15,67%. Năm 2007 : dân thành thị chiếm 27,43% tổng dân số nước ta.
=>Cơ cấu dân số thành thị của nước ta từ năm 1960 đến 2007 tăng 11,76%.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 9
Cách giải: Vào tháng XI, Trường Sa có lượng mưa lớn nhất.
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 21
Cách giải: Tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 0,1% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước là Ninh Thuận.
Chọn C.
Câu 10:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 26
Cách giải: Cà phê được trồng nhiều ở tỉnh Sơn La thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn A.
Câu 11:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 18
Cách giải: Cây công nghiệp không có ở Đông Nam Bộ là cây chè.
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp:
Sử dụng Atlat trang 25
Cách giải: Điểm du lịch là làng nghề cổ truyền là Đồng Kỵ - làng nghề gỗ.
Chọn D.Câu 13:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 24
Cách giải: Việt Nam có giá trị nhập khẩu hàng hóa trên 6 tỉ đô la Mỹ với Trung Quốc.
Chọn B.
Câu 14:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 12 Cách giải: Rừng ngập mặn phân bố nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chọn B.
Câu 15:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 19
Cách giải: Tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60% là Bình Phước.
Chọn A.Câu 16:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 6, 7 Cách giải: Thềm lục địa khu vực Nam Trung Bộ nước ta có đặc điểm là hẹp và sâu.
Chọn B.
Câu 17:
Phương pháp: : Sử dụng Atlat trang 22
Cách giải: Trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có quy mô nhỏ là Phan Thiết.
Chọn A.
Câu 18:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 28
Cách giải:
Ở duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh có ngành khai thác vàng là Quảng Nam.
Chọn A.Câu 19:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 17
Cách giải: Khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam.
Chọn C.
Câu 20:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 13
Cách giải:
Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam là dãy Con Voi.
Chọn D.
Câu 21:
Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp
Cách giải:
Do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nên nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở, đất chuyên dùng.
-> Diện tích đất trồng cây lương thực đang có xu hướng giảm. -> B không đúng.
Chọn B.
Câu 22:
Phương pháp: Liên hệ các mặt hàng nhập khẩu của nước ta
Cách giải:
Kim ngạch nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
=> Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc nhập khẩu các mặt hàng như nguyên liệu, tư liệu sản xuất sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển.
Chọn D.
Câu 23:
Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Cách giải: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang già đi biểu hiện ở :
Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 tuổi giảm và tỉ trọng nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng. -> tỉ lệ gia tăng dân số giảm. -> B, C đúng và D không đúng.
Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, trình độ y học ngày càng phát triển giúp cho tuổi thọ trung bình tăng. -> A đúng.
Chọn D.
Câu 24:
Phương pháp: Liên hệ các biểu hiện của quá trình đô thị hóa
Cách giải: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
=> Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Mà hai ngành này lại tập trung chủ yếu ở các thành phố, từ đó giúp thu hút lao động đến các thành phố, mở rộng quy mô đô thị. Đồng thời, kinh tế phát triển tạo ra nhiều việc làm cho người dân, thu nhập tăng lên góp phần phổ biến lối sống thành thị.
=> Như vậy quá trình đô thị hóa của nước ta phát triển hiện nay là do sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chọn D.
Câu 25:
Phương pháp: Liên hệ hạn chế của ngành thủy sản nước ta
Cách giải: Hiện nay, nguồn lợi thủy hải sản nước ta đang suy giảm, đặc biệt là vùng ven bờ. -> Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt ở nước ta còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. -> Việc hiện đại hóa phương tiện đánh bắt sẽ giúp tăng sản lượng thủy sản.
=> Như vậy, biện pháp để vừa tăng sản lượng thủy sản, vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hiện đại hóa các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ.
Chọn C.
Câu 26:
Phương pháp: Kiến thức bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Cách giải: :
Du lịch Việt Nam phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Chọn C.
Câu 27:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cách giải: Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
=>Tính đa dạng sinh học không thể hiện ở vùng phân bố.
Chọn C.
Câu 28:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng.
Cách giải:
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là các điều kiện kinh tế - xã hội.
Đông Nam Bộ có dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào. Vùng là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. -> Vùng có thể phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, các ngành công nghệ, kĩ thuật cao.
Chọn A.
Câu 29:
Phương pháp: Liên hệ và phân tích các hạn chế của vùng
Cách giải:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp : đất, khí hậu, nước. Vùng đã trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của đất nước, ngành chăn nuôi trâu, bò, lợn phát triển. Tuy nhiên mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản của vùng chưa tương xứng với thế mạnh của vùng. Từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, chất lượng và năng suất của các sản phẩm nông nghiệp.
=> Khó khăn chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của vùng là thiếu các cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
Chọn C.
Câu 30:
Cho biểu đồ về GDP của nước ta năm 2005 và 2018:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Loại biểu đồ : Tròn thể hiện cơ cấu ->A sai.
Hai hình tròn có bán kính khác nhau để thể hiện quy mô -> D sai.
Các thành phần được thể hiện: Nông - lâm - ngư nghiệp, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ -> C sai, B đúng.
=> Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế.
Chọn B.
Câu 31:
Phương pháp: Liên hệ khái niệm xâm nhập mặn với đặc điểm tự nhiên của vùng
Cách giải: Xâm nhập mặn hay nhiễm mặn đất là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và có 3 mặt giáp biển nên vào mùa khô, nước sông cạn khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn.
Chọn B.
Câu 32:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm biển Đông
Cách giải:
Vùng biển nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng và giàu ô xi nên nhiều loài sinh vật có thể sinh sống và phát triển. Không chỉ vậy, biển nước ta có độ sâu trung bình, độ muối trung bình khoảng 30 – 33%o, không quá mặn cũng là điều kiện giúp cho sinh vật phát triển.
=> Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao.
Các vùng vịnh, đầm phá ven biển là điều kiện thuận lợi để xây dựng hải cảng hoặc nuôi trồng thủy sản và không tác động đến sự phong phú của sinh vật nước ta. -> D không đúng,
Chọn D.Câu 33:
Mùa khô ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ kéo dài nhất cả nước chủ yếu là do
Phương pháp: Liên hệ với vị trí của vùng cực Nam Trung Bộ
Cách giải: Nước ta có 2 mùa gió thổi theo hướng đông bắc và tây nam. Vị trí của vùng cực Nam Trung Bộ lại song song với hướng gió, không đón gió nên mùa khô kéo dài nhất cả nước.
Chọn A.
Câu 34:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm của vận tải đường biển
Cách giải:
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải biển. Vận tải đường biển có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế với khối lượng luân chuyển rất lớn. -> Việc hội nhập toàn cầu sâu rộng giúp cho thị trường của nước ta được mở rộng và các tuyến vận tải biển của nước ta có thể đến được nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Chọn D.
Câu 35:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa
Cách giải: Nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
=> Hướng chủ yếu để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa là chú trọng đến chất lượng sản phẩm và nhu cầu thị trường.
Chọn B.
Câu 36:
Phương pháp: Liên hệ các định hướng phát triển của vùng
Cách giải:
Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
Chọn A.
Câu 37:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA NĂM 2019
(Nguồn: Thống kể từ Liên hợp quốc 2020, https://danso.org)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của một số quốc gia năm 2009?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải: Tính : Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của các nước Đơn vị: %
=> A, C, D sai và B đúng.
Chọn B.
Câu 38:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm của ngành lâm nghiệp
Cách giải:
Việc phát triển lâm nghiệp bao gồm hoạt động khai thác rừng, trồng rừng và bảo vệ rừng.
->Ý nghĩa đầu tiên của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là cung cấp gỗ. Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng sẽ điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn, dốc và xói mòn, sạt lở đất giúp bảo vệ tài nguyên đất.
Việc phát triển lâm nghiệp không có ý nghĩa đối với phát triển du lịch sinh thái. -> A không đúng.
Chọn A.Câu 39:
Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHẢN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2018
(Đơn vị: nghìn người)
Năm |
Tổng số |
Kinh tế nhà nước |
Kinh tế ngoài nhà nước |
Kinh tế có vốn đầu nước ngoài |
2005 |
4967 |
4967 |
36695 |
1113 |
2008 |
46461 |
5959 |
39707 |
1695 |
2013 |
52208 |
5330 |
45092 |
1786 |
2018 |
54249 |
4523 |
45188 |
1538 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên và làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 và năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu : thể hiện quy mô và cơ cấu
=> Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
Chọn D.
Câu 40:
Cho bảng số liệu
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018 (TỈ USD)
Năm |
Phi-lip-pin |
Xin-ga-po |
Thái Lan |
Việt Nam |
2010 |
199,5 |
239,8 |
341,1 |
115,8 |
2018 |
330,9 |
364,1 |
504,9 |
245,1 |
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia năm 2018 so với năm 2010?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
Giai đoạn 2010 – 2018:
- Philippin tăng 1,66 lần
- Xin-ga-po tăng 1,52 lần
- Thái Lan tăng 1,48 lần
- Việt Nam tăng 2,12 lần.
=> Thái Lan tăng chậm nhất B sai
Việt Nam tăng nhanh nhất => D đúng
- Philippin tăng 131,4 tỉ USD
- Xin-ga-po tăng 124,3 tỉ USD
- Thái Lan tăng 163,8 tỉ USD
- Việt Nam tăng 129,3 tỉ USD.
=>Xin-ga-po tăng ít nhất =>A đúng
=> Thái Lan tăng nhiều nhất => D đúng
Chọn B.