Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

  • 2027 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lý do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng để thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì: ... Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn. Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. Tuy nên lý do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng để thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược là có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên.


Câu 2:

Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ngoại trừ:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, ngoại trừ Xiêm


Câu 3:

Vì sao Lê nin gọi chủnghĩa đếquốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. ... Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.


Câu 4:

Tính đến năm 1914 hệ thống thuộc địa của Anh là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.


Câu 5:

Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX các cuộc chiến tranh đế quốc diễn ra vì:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX các cuộc chiến tranh đế quốc diễn ra vì các nước đế quốc tranh giành thuộc địa với nhau.


Câu 6:

Chiến tranh thếgiới thứ nhất diễn ra:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ năm 1914-1918,


Câu 7:

Nhận xét về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Mục đích tham chiến của các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.


Câu 8:

“Đế quốc trẻ” là tên gọi của các nước đế quốc nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) và các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức) là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.


Câu 9:

Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phong trào Ngũ Tứ ngay từ ngày bùng nổ (4-5-1919) được mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước tại quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước.

Sau đó, phong trào mới lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia.

=>Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc ngay từ ngày đầu bùng nổ là sinh viên yêu nước Bắc Kinh.


Câu 10:

Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1918 –1939 chịu tác động trực tiếp bởi:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.


Câu 11:

Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA có điểm chung là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ năm 1940, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á có điểm chung là đều chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.


Câu 12:

Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn độ giai đoạn 1918 –1939?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn này là đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển kinh tế dân tộc.


Câu 13:

Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai khi
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ngày 7-12-1941, vào 7 giờ 55 phút giờ địa phương, các máy bay trên tầu sân bay Nhật cất cánh oanh tạc dữ dội các tầu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu. Tham gia trận tập kích này còn có 12 tầu ngầm Nhật. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của hạm đội Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ. Tổng thống Mĩ Rudơven và các nhà lãnh đạo quân đội Mĩ coi cuộc tập kích cảng Trân Châu là một sự kiện nhục nhã nhất trong lịch sự quân đội Mĩ. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 14:

Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới gồm các nước nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bao gồm các nước Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản.


Câu 15:

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trận Stalingrad - bước ngoặt trong Thế chiến thứ 2 - là một trong các trận đánh tiêu biểu nhất lịch sử về nghệ thuật quân sự cũng như ý nghĩa xoay chuyển toàn cục. ... Trong trận Stalingrad, Quân đội Liên Xô đã phải chiến đấu để chặn đứng rồi đẩy lui quân đội Đức, khi ấy đã chiếm gần như toàn bộ châu Âu.


Câu 16:

Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều bùng nổ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.


Câu 17:

Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)?
Xem đáp án

Lời giải:

Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)? Nguyên nhân:

Mâu thuẫn về quyền lợi thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.

Khủng hoảng kinh tế thế giới

+ chủ nghĩa phát xít ra đời, gây chiến tranh chia lại thế giới.

+ Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ.

Kết cục:

Phát xít Đức , Italia, Nhật Bản sụp đổ.

Nhân loại chịu hậu quả thảm khốc.

Chiến tranh lớn nhất, thảm khốc nhất.

Biến đổi căn bản tình hình thế giới.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương