Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

  • 2035 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở Nhật phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nhân không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.


Câu 2:

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman).


Câu 3:

Từ 1921 – 1941, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng chính sách gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình. Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Thì tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.


Câu 4:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, từ năm 1929 tới 1933.


Câu 5:

Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni-a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.


Câu 6:

Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới với hàng loạt những thành tựu trong ngành công nghiệp và tài chính.


Câu 7:

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - một trong những sự kiện quan trọng nhất mang tính bước ngoặt đã làm thay đổi bộ mặt châu Âu và toàn thế giới.


Câu 8:

Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai bùng nổ với các cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang, khiến chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Cách mạng tháng Hai được coi là cách mạng dân chủ tư sản.


Câu 9:

Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là sự kiện lịch sử, tác động lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thế giới. Sự kiện nổ ra ngày 24/10/1917 theo lịch Julius, do Lenin và đảng Bolshevik lãnh đạo.


Câu 10:

Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách mới


Câu 11:

Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã nổ ra và giành thắng lợi. Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại, một cuộc cách mạng chính nghĩa, làm cho mơ ước ngàn đời của quần chúng bị áp bức, bóc lột về một cuộc đời mới tốt đẹp, công bằng và nhân đạo trở thành hiện thực.


Câu 12:

Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa 2 khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: 1 bên là liên minh 3 đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối Hiệp ước; bên kia là phe Liên minh Trung tâm gồm Đức, Áo – Hung và Ottoman.


Câu 13:

Ai là người thực hiện cải cách để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhờ Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.


Câu 14:

Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau khi cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 kết thúc là hai chính quyền gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Sau Cách mạng Tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính.


Câu 15:

Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

- Nông nghiệp:

+ Bị kìm hãm bởi những tàn dư phong kiến còn tồn tại ở nông thôn.

+ Giá lương thực, thực phẩm, nhất là giá gạo vô cùng đắt đỏ.


Câu 16:

Khi mới thành lập, Liên xô gồm mấy nước?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc bằng chiến thắng của Đảng Bolshevik, Liên Xô được thành lập, thống nhất những quốc gia cộng hòa bao gồm Nga, Ngoại Kavkaz, Ukraina và Belarus.


Câu 17:

Năm 1927, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật Bản năm 1927


Câu 18:

Vì sao nền kinh tế Nhật Bản lại sớm rơi vào khủng hoảng?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Thảm họa động đất tàn phá; là nước nghèo tài nguyên nên thiếu nguyên liệu sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do không cạnh tranh được với các nước châu Âu là những lí do khiến nền kinh tế Nhật Bản sớm rơi vào khủng hoảng.


Câu 19:

Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô) được thành lập vào năm nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ngày 30 tháng 12 năm 1922, với sự thành lập Liên bang Xô viết, Nga đã trở thành một trong 15 nước cộng hòa trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.


Câu 20:

Kết quả của phong trào đấu tranh chống phát xít hóa ở Nhật là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.


Câu 21:

Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Xem đáp án

Lời giải:

Năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười

+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh đế quốc. Cách mạng kết thúc thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Sau cách mạng tháng Hai, ở Nga hai chính quyền song song tồn tại, mâu thuẫn nhau (chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời. Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay giai cấp vô sản.


Câu 22:

a. So sánh tình hình nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
b. Từ tình hình các nước Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh, theo em đất nước ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước?
Xem đáp án

So sánh tình hình Nhật Bản, Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

Giống nhau:

+ Là nước thắng trận, nhiều lợi nhuận và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ 1929 – 1933, kinh tế suy sụp, chính trị - xã hội bất ổn. do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Khác nhau:

+ Giai đoạn đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, ổn định, bước vào thời kì phồn vinh còn kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.

+ Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế - xã hội còn Nhật thực hiện quân sự hóa, phát xít hóa chế độ thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

Bài học lịch sử rút ra từ Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam:

Thực hiện cải cách bằng những chính sách phù hợp với đặc điểm và tình hình đất nước.

Tăng cường hợp tác quốc tế, duy trì ổn định, hòa bình, tránh xung đột để các bên cùng phát triển.

Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Học tập ý chí, nghị lực vươn lên khó khăn, tính kỉ luật, tiết kiệm và tinh thần tập thể của người Nhật…


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương