Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)
-
2138 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn đáp án C
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.
- Nông nghiệp: lạc hậu.
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,...
+ Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.
Câu 2:
Chọn đáp án A
1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
Câu 3:
Chọn đáp án B
Giai cấp công nhân là sản phẩm và chủ thể của nền đại công nghiệp
Câu 4:
Chọn đáp án D
Công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới. Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mĩ) về sản xuất công nghiệp.
Câu 5:
Chọn đáp án A
Cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.
Câu 6:
Chọn đáp án C
Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.
Câu 7:
Lời giải:
Nguyên nhân khách quan:
Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Nguyên nhân chủ quan:
Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản...
Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.
Câu 8:
Lời giải:
Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX:
- Toán học:
+ Niu-tơn, Lép-ních: phép tính vi phân, tích phân.
+ Lô-ba-sép-xki: hình học phi Ơ-cờ-lít.
- Hóa học: Men-đê-lê-ép: bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Vật lí:
+ Lô-mô-nô-xốp: Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
+ Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Sinh học:
+ Năm 1837, Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra thuyết tế bào.
+ Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
Ý nghĩa:
+ Nhờ những phát minh khoa học trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học..., con người đã đi sâu khám phá được nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình.
+ Những sáng kiến về kĩ thuật trong thời kì này đã mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành tựu mới, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
+ Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.