Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)
-
2141 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn đáp án D
Anbe Anhxtanh đã phát minh ra thành tựu khoa học về lý thuyết tương đối
Câu 2:
Chọn đáp án D
Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị Mĩ, Đức vượt qua.
Câu 3:
Chọn đáp án B
Nguyên nhân cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi là phong trào chưa có đường lối chính và một tổ chức mạnh lãnh đạo
Câu 4:
Chọn đáp án C
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là do ở Anh máy móc đã xuất hiện sớm hơn các nước khác hàng chục năm, nhiều thiết bị cũ kĩ được tích lại và việc hiện đại hóa rất tốn kém.
Câu 5:
Chọn đáp án B
Giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em vì:
- Lao động trẻ em sẽ được trả lương thấp
- Dễ dàng bóc lột hơn
- Trẻ em chưa có tinh thần đấu tranh chống áp bức
Câu 6:
Chọn đáp án C
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Câu 7:
Chọn đáp án A
Cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ vì đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.
Câu 8:
Chọn đáp án B
Cho đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
Câu 9:
Chọn đáp án C
Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc ⟹ hình thành các tổ chức độc quyền có thế lực lớn, chi phối đời sống kinh tế. Đó là những tơrớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn ví dụ như: “vua dầu mỏ” Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...
Câu 10:
Chọn đáp án A
Lúc đầu, máy móc ở Anh mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.
Câu 11:
Chọn đáp án C
Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc, vì:
Họ nghĩ máy móc là đối tượng làm họ khổ.
Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.
=>Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc.
Câu 12:
Chọn đáp án B
Ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản do họ bị bóc lột ngày càng nặng do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục. Công nhân phải làm việc nhiều giờ ( 14 - 16h/ngày ), nặng nhọc mà tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.
Câu 13:
Chọn đáp án B
Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp ở là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc. Tức là cuộc cách mạng công nghiệp ấy chính là sự sản xuất và ra đời của máy móc.
Câu 14:
Chọn đáp án C
Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.
Câu 15:
Chọn đáp án D
Những phát minh điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh đã ra đời.
Câu 16:
Chọn đáp án A
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Mĩ vươn lên là cường quốc số 1 thế giới nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hình thành hàng loạt các tổ chức độc quyền công nghiệp khổng lồ.
Câu 17:
Chọn đáp án D
Giêm - oát (19 tháng 1 năm 1736 – 25 tháng 8 năm 1819) là nhà phát minh và là một kỹ sư người Scotland đã có những cải tiến cho máy hơi nước mà nhờ đó đã làm nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp.
Câu 18:
Chọn đáp án A
Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa, vì:
Các nước thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lao động rẻ.
Là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
Đầu tư vào các nước thuộc địa đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào chính quốc.
Câu 19:
Chọn đáp án C
Yếu tố thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp là do yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành dệt, đòi hỏi phải tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật sản xuất.
Câu 20:
“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó là câu nói của ai?
Chọn đáp án A
Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.
Câu 21:
Lời giải:
Lê Nin gọi Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:
- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.
- Đến 1914, khi thế giới đã được phân chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km², với 400 triệu người, bằng ¼ diện tích và ¼ dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức, 3 lần Pháp.
- Anh có thuộc địa rộng lớn, “mặt trời không bao giờ lặn”, trải dài khắp các châu lục trên thế giới.
Câu 22:
2.1.Thế nào là cách mạng công nghiệp? Trình bày hệ quả của cuộc cách mạng này?
2.2.Nếu được tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp trường, em sẽ nghiên cứu vấn đề gì? Khái quát qua ý tưởng đó của em?
Lời giải:
2.1.Cách mạng công nghiệp: Bước phát triển của sản xuất TBCN diễn ra đầu tiên ở Anh vào thế kỉ VIII, sau đó lan sang các nước khác, thúc đẩy phát minh máy móc, đẩy mạnh sản xuất, hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản
- Hệ quả:
+ Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản
+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: vô sản và tư sản.
2.2.
Em sẽ tham gia vào cuộc thi
Đề tài: Kĩ thuât môi trường
Tên chủ đề nghiên cứu: “Xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý khí CO2 thu hồi từ khói thải nhà máy nhiệt điện đốt than bằng vi tảo”
ý tưởng, mục đích của phát minh: phát thải khí nhà kính (KNK) từ các lò đốt công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong đó có nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) rất đáng quan tâm. Để giảm phát thải KNK, ngoài việc hạn chế hoạt động phát thải thì thu hồi KNK trong đó có khí CO2 là một giải pháp hữu hiệu được các nước phát triển đã nghiên cứu, áp dụng.
Nghiên cứu thu hồi một phần khí thải từ các lò đốt nhiên liệu hóa thạch để nuôi vi tảo nhằm vừa giảm phát thải khí CO2 đồng thời khai thác sinh khối tại các nhà máy nhiệt điện đã được thử nghiệm, đưa vào ứng dụng trên thế giới.