Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Giải SBT Công nghệ 10 Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Giải SBT Công nghệ 10 Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Giải SBT Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

  • 4451 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lập bảng phân biệt phân hóa học với phân hữu cơ về đặc điểm và tính chất của chúng.

Xem đáp án

Bảng phân biệt tính chất, đặc điểm của phân hóa học và phân hữu cơ:

Nội dung Phân hóa học Phân hữu cơ
Số lượng nguyên tố dinh dưỡng Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng.
Tỉ lệ chất dinh dưỡng Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao và ổn định. Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp và không ổn định.
Độ hòa tan Dễ hòa tan nên cây hấp thụ nhanh, cho hiệu quả nhanh. Phải qua quá trình khoáng hóa cây mới hấp thụ nên hiệu quả chậm.
Bón phân liên tục trong thời gian dài Phân hóa học, nhất là đạm, kali dễ làm cho đất chua bị chai cứng. Phân hữu cơ không làm hại đất, ngược lại còn cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Câu 3:

Tại sao phân vi sinh vật có thời gian sử dụng ngắn?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 4:

Phân đạm và kali dùng để bón thúc là chủ yếu vì:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?

Xem đáp án

- Phân lân chủ yếu dùng để bón lót; phân đạm, kali chủ yếu dùng để bón thúc cho cây trồng. Lí do: Phân lân khó hòa tan trong nước, nên cây hấp thụ chậm, phải bón lót ngay từ đầu mới phát huy tác dụng của phân; phân đạm và kali ngược lại, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả của phân nhanh, vì thế chủ yếu dùng để bón thúc. Cũng có thể bón lót bằng phân đạm, kali những lưu ý bón ít để tránh lãng phí.

- Phân lân bón kết hợp với phân hữu cơ (ủ lẫn với phân chuồng, phân xanh…) có hiệu quả cao hơn bón riêng biệt; ngược lại, phân đạm, kali bón riêng biệt trực tiếp vào đất là tốt nhất. Lí do: Phân lân khó tiêu, nếu được ủ với phân hữu cơ sẽ giúp quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu, cây hấp thụ lân nhiều hơn; phân đạm và kali dễ hòa tan, dễ chuyển hóa nên không cần kết hợp với phân khác.

- Phân lân nên bón tập trung vào gốc cây hiệu quả hơn bón rải rác trên bề mặt đất; phân đạm, kali bón rải rác trên bề mặt đất hay tập trung đều được tùy theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Lí do: Phân lân thường bị đất giữ chặt trên bề mặt keo đất nên hạn chế để phân lân tiếp xúc với đất trên diện rộng (ví dụ: người ta chế ra dạng phân viên để bón trực tiếp vào gốc lúa).


Câu 6:

Cách dùng phân hữu cơ bón ruộng đúng kĩ thuật là:

Xem đáp án

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay