Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Giải SBT Công nghệ 10 Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Giải SBT Công nghệ 10 Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Giải SBT Bài 21: Ôn tập chương 1

  • 3322 lượt thi

  • 1 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trình bày vai trò của công nghệ sinh học trong nền sản xuất nông, lâm nghiệp.

Xem đáp án

Ngày nay công nghệ sinh học đã được ứng dụng nhiều trong nông, lâm nghiệp và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững.

- Trước hết phải kể đến vai trò của công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. Trong sản xuất trồng trọt và lâm nghiệp, việc tạo ra nhiều cây giống tốt, sạch bệnh, đồng đều là một khâu quan trọng mang tính quyết định. Nhất là cây rừng với tuổi đời hàng chục năm, việc gieo hạt để tạo cây con giống cũng đòi hỏi thời gian khá lâu. Nhờ công nghệ nuôi cấy mô tế bào ta có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả với những đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có hệ số nhân giống rất cao, cây giống tạo ra rất đồng đều về mặt di truyền và sạch bệnh. Thời gian sản xuất ra cây giống được rút ngắn đáng kẻ. Áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, ở Việt Nam đã nhân nhanh được nhiều giống cây lương thực, thực phẩm (các giống lúa chịu mặn, khoai tây, sup lơ, măng tây), giống cây công nghiệp (mía, cafe), hoa (hoa lan, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, hoa li li), cây ăn quả (chuối, dứa), cây lâm nghiệp (bạch đàn, keo lai, thông, tùng, trầm hương…).

- Công nghệ sinh học còn được áp dụng vào việc sản xuất phân bón vi sinh, góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường đất bền vững. Cụ thể đã tạo ra các loại phân vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

- Ngoài ra, công nghệ vi sinh học còn được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng.

Một số chế phẩm như: chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm vi rút trừ sâu, chế phảm nấm trừ sâu, đã được người nông dân ưa chuộng. Những chế phẩm này vừa diệt trừ được sâu hại, vừa không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

Như vậy, công nghệ sinh học đã được vận dụng vào các lĩnh vực quan trọng của quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp và thực sự đã góp phần đáng kể vào sự phát triển một nền nông, lâm nghiệp bền vững.


Bắt đầu thi ngay