Chương 4: Hô hấp
-
4640 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra. Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Câu 2:
Trình bày các biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp của người
- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người :
+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin...
+ Các vi sinh vật gây bệnh.
- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên :
Biện pháp | Tác dụng |
- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở. | - Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ 02 và C02) theo hướng có lợi cho hô hấp. |
- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại. - Không hút thuốc lá. |
- Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin..) |
- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. - Thường xuyên dọn vệ sinh. - Không khạc nhổ bừa bãi. |
- Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh. |
- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh. | - Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi. |
Câu 4:
Nêu mối liên quan giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp.
Mối liên quan về chức năng giữa 3 giai đoạn trong quá trình hô hấp :
- Sự thở : giúp thông khí ở phổi, duy trì nồng độ và trong không khí phế nang ở mức thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi.
- Sự trao đổi khí ở phổi : giúp cho trong không khí phế nang khuếch tán vào trong máu và theo chiều ngược lại, làm cho máu sau khi ra khỏi phổi về tim mang nhiều hơn và ít hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở tế bào : giúp khuếch tán từ mao mạch máu vào nước mô rồi vào tế bào và khuếch tán theo chiều ngược lại.
Câu 5:
Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào?
Hoạt động hô hấp ở người đã diễn ra như sau :
- Sự thở : Nhờ hoạt động phối hợp của các cơ hô hấp làm thể tích của lồng ngực thay đổi mà ta thực hiện được sự hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, đảm bảo nồng độ và trong không khí phế nang thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi.
- Sự trao đổi khí ở phổi : Nhờ nồng độ trong không khí phế nang cao hơn trong máu nên đã khuếch tán từ phế nang vào trong máu và liên kết với Hb trong hồng cầu. Ngược lại, nồng độ trong máu cao hơn trong phế nang nên đã khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào : Máu giàu và nghèo từ mao mạch phổi được trở về tim rồi đi tới tất cả các tế bào của cơ thể. Tại mao mạch máu quanh các tế bào, nhờ nồng độ trong máu cao hơn trong nước mô và trong tế bào nên đã khuếch tán từ máu vào nước mô rồi vào tế bào và ngược lại, đã khuếch tán từ tế bào vào nước mô rồi vào máu.
Câu 6:
Một hệ hô hấp khoẻ mạnh có thể được phản ánh qua các chỉ số nào?
Các chỉ số phản ánh một hệ hô hấp khoẻ mạnh :
- Dung tích sống là tối đa.
- Lượng khí cặn là tối thiểu.
- Số nhịp thở/1 phút là tối thiểu.
- Mỗi nhịp thở đều sâu hơn (lượng khí lưu thông lớn, lượng khí trao đổi lớn. lượng khí không được trao đổi nhỏ).
Câu 7:
Cần phải rèn luyện thế nào để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
Biện pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh : Tích cực tập thể dục, thể thao phối hợp tập thở sâu để giảm số nhịp thở. Tập thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có các giá trị lí tưởng của các chỉ số trên.
Câu 8:
Nêu các bước xử lí thích hợp khi gặp tình huống có một em nhỏ trong một nơi đông người bị ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp đột ngột.
- Đưa em nhỏ bị nạn ra khỏi nơi đông người.
- Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê hơi cao để đầu ngửa ra sau.
+ Bịt mũi nạn nhân bằng ngón cái và ngón trỏ của tay phải (hoặc trái).
+ Hít hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào miệng nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng mà vào phổi.
+ Tiếp theo là ép lồng ngực của nạn nhân cho không khí ở phổi thoát ra.
+ Người cứu nạn tiếp tục làm lại nhiều lần như trên với nhịp độ 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được phục hồi.
Câu 9:
Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở
Đáp án B
Câu 26:
Chọn từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:
Hô hấp là quá trình không ngừng ...(1)... cho các tế bào của cơ thể và ...(2)... do tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm ...(3)..., trao đổi khí ở phổi và ...(4)...
A. sự thử
B. trao đổi khí ở tế bào
C. cung cấp O2
D. loại CO2
Đáp án
1.C
2.D
3.A
4.B
Câu 27:
Ghép nội dung cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điển kết quả vào cột 3
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Khoang mũi 2. Thanh quản 3. Khí quản 4. Phổi |
A. Ngăn bụi và diệt khuẩn. B. Nhận không khí từ khoang mũi. C. Chống bụi, làm ấm và ẩm không khí. D. Làm tăng bề mặt trao đổi khí. |
1... 2... 3... 4... |
Đáp án
1.C
2.B
3.A
4.D
Câu 28:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Thở 2. Trao đổi khí ở phổi 3. Trao đổi khí ở tế bào |
A. Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra. B. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới. C. Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu. |
1... 2... 3... |
Đáp án
1.B
2.C
3.A
Câu 29:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Khí nitơ ôxit 2. Khí cacbon ôxit 3. Các vi sinh vật gây bệnh 4. Chất nicôtin |
A. Chiếm chỗ của O2 trong máu,làmgiảm hiệu quả hô hấp. B. Có thể gây sưng hoặc viêm các lớp niêm mạc, cản trở quá trình trao đổi khí. C. Làm tê liệt các lớp lông rung, giảm hiệu quả lọc không khí. D. Làm tổn thương hệ hô hấp, gây các bệnh viêm đường dẫn khí. |
1... 2... 3... 4... |
Đáp án
1.B
2.A
3.D
4.C
Câu 30:
Câu | Đúng | Sai |
1. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí. | ||
2. Hít vào chỉ nhờ hoạt động của lồng ngực. | ||
3. Chỉ có trao đổi khí ở phổi mới diễn ra theo cơ chế khuếch tán. | ||
4. Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra. |
Đáp án
1.Đ
2.S
3.S
4.Đ
Câu 31:
Câu | Đúng | Sai |
1. Hai lá phổi được cấu tạo từ các túi nhỏ gọi là phế nang, bao quanh phổi có rất nhiều mao mạch. | ||
2. Đường dẫn khí ở các động vật hoàn toàn giống nhau. | ||
3. Sự trao đổi khí ở phổi còn được gọi là sự trao đổi khí ngoài. | ||
4. Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tê liệt các lớp lông rung ở phế quản, làm giảm hiệu quả lọc không khí. |
Đáp án
1.Đ
2.S
3.Đ
4.Đ
Câu 32:
Cấu tạo | Khoang mũi | Thanh quản | Khí quản | Phổi |
Thành khoang phủ lớp biểu bì có lông | ||||
Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau | ||||
Gồm nhiều mảnh sụn khuyết xếp chồng lên nhau | ||||
Gồm 2 lá, trong có chứa nhiều phế nang | ||||
Hai thành bên có dây thanh âm | ||||
Phế nang là một túi mỏng | ||||
Dưới lớp biểu bì có mạng lưới mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào | x |
Đáp án
Cấu tạo | Khoang mũi | Thanh quản | Khí quản | Phổi |
Thành khoang phủ lớp biểu bì có lông | x | |||
Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau | x | |||
Gồm nhiều mảnh sụn khuyết xếp chồng lên nhau | x | |||
Gồm 2 lá, trong có chứa nhiều phế nang | x | |||
Hai thành bên có dây thanh âm | x | |||
Phế nang là một túi mỏng | x | |||
Dưới lớp biểu bì có mạng lưới mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào | x |