Chương 7: Bài tiết
-
4645 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bài tiết là gì ? Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào vói cơ thể người ? Cho ví dụ minh hoạ.
- Khái niệm bài tiết :
Bài tiết là hoạt động lọc thải các sản phẩm dư thừa và độc hại của các cơ quan bài tiết như da, phổi, thận ra khỏi cơ thể.
- Vai trò của hoạt động bài tiết trong cơ thể người .
Bài tiết giúp cơ thể thải loại các sản phẩm chất độc hại của quá trình dị hoá và các sản phẩm dư thừa khác, để duy trì tính ổn định của môi trường trong (áp suất thẩm thấu, pH...).
- Ví dụ minh hoạ:
+ Chẳng hạn, vì một lí do nào đó bị bí tiểu tiện, sẽ bị nhiễm độc máu gây đầu độc cơ thể sẽ (hôn mê) do nồng độ urê tích luỹ trong máu tăng cao.
+ Nồng độ NaCl trong máu cao nếu không được thận lọc thải sẽ gây phù nề do tăng áp suất thẩm thấu, cơ thể giữ nước.
Câu 2:
Thành phần của nuớc tiểu đầu khác với máu như thế nào ?
Nước tiểu đầu và máu khác nhau :
- Nước tiểu đầu : được tạo thành qua màng lọc ở cầu thận, ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, nước tiểu đầu giống huyết tương của máu nhưng không có các tế bào máu và prôtêin, là các phần tử có kích thước lớn nên không đi qua lỗ lọc.
- Máu : có chứa các tế bào máu và prôtêin.
Câu 3:
Thành phần nuớc tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở những điểm nào ?
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn | Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn |
Chứa ít các chất dư thừa và độc hại | Chứa nhiều các chất dư thừa và chất độc hại |
Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng | Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng |
Sở dĩ có sự khác nhau đó là do sau khi hình thành nước tiểu đầu có quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng và tiếp tục bài tiết các chất không cần thiết đối với cơ thể ở ống thận để tạo nước tiểu chính thức.
Câu 5:
Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu ?
- Điểm khác nhau :
+ Nước tiểu đầu : Không có các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
+ Máu : Có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn.
- Giải thích sự khác nhau :
+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận.
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.
+ Màng lọc là vách mao mạch với kích thước lỗ là 30 - 40A.
+ Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.
Câu 6:
Sự tạo thành nước tiểu đã diễn ra như thế nào ?
Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau :
- Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết như Na+, Ca2+... diễn ra ở ống thận và kết quả là từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức.
- Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra môi trường ngoài.
Câu 7:
Hệ bài tiết nước tiểu của người có thể bị gây hại như thế nào ?
Có thể trả lời theo gợi ý sau :
- Cầu thận có thể bị gây hại như thế nào ?
- Ống thận có thể bị gây hại như thế nào ?
- Đường dẫn nước tiểu có thể bị gây hại như thế nào ?
Câu 8:
Vì sao có sự khác nhau về thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu ?
Sự khác nhau : có thể trả lời theo gợi ý ở bảng sau :
Thành phần chất | Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
Các chất hoà tan | ||
Các chất hoà tan | ||
Các chất dinh dưỡng |
Khác nhau vì:
Nước tiểu chính thức là sản phẩm của nước tiểu đầu qua 2 quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp, diễn ra ở ống thận.
Câu 9:
Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khoẻ mạnh ? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
STT | Các biện pháp | Cơ sở khoa học |
1 | Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. | Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh. |
2 |
Khẩu phần ăn uống hợp lí: -Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. - Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. - Uống đủ nước. |
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi thận. - Hạn chế tác hại của chất độc. |
3 | Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. |
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục. - Hạn chế khả nãng tạo sỏi ở bóng đái. |
Câu 12:
Chất hoà tan được lọc qua nang cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn là
Đáp án A
Câu 13:
Chất hoà tan được lọc qua nang cầu thận và không được tái hấp thu hoàn toàn là
Đáp án D
Câu 30:
Bài tiết giúp cơ thể thải loại ... (1) ... và ... (2) ... Hoạt động bài tiết do các cơ quan bài tiết như ...(3)... đảm nhiệm.
A. Da, phổi, thận
B. Các chất thải
C. Các chất độc hại
Đáp án
1.B
2.C
3.A
Câu 31:
Nước tiểu chính thức đổ vào ... (1) ..., qua ... (2) ... xuống tích trữ ở... (3) ..., rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và ... (4) ...
A. Cơ bụng
B. Bể thận
C. Ống dần nước tiểu
D. Bóng đái
Đáp án
1.B
2.C
3.D
4.A
Câu 32:
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở ... (1) đầu tiên là quá trình ... (2) ... ở cầu thận để ...(3)... ở nang cầu thận.
A. Cầu thận
B. Tạo thành nước tiểu đầu
C. Tạo nước tiểu chính thức
D. Lọc máu
Đáp án
1.A
2.D
3.B
Câu 33:
ự tạo thành nước tiểu ... (1)... nhưng sự bài tiết nước tiểu ... (2) ... Thực chất ... (3) ... là lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã và các chất độc ra khỏi cơ thể.
A. Diễn ra gián đoạn.
B. Diễn ra liên tục
C. Quá trình tạo thành nước tiểu
D. Quá trình bài tiết nước tiểu
Đáp án
1.B
2.A
3.C
Câu 34:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Máu được lọc sạch là 2. Máu có nhiều chất thải là |
A. máu từ tĩnh mạch ra khỏi thận. B. máu động mạch vào thận. |
1... 2... |
Đáp án
1.A
2.B
Câu 35:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1.Khi cầu thận bị viêm 2. Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn 3. Tế bào Ống thận bị tổn thương |
A. quá trình lọc máu bị ngừng trệ. B. quá trình hấp thụ lại các chất bị rối loạn. C. hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc. |
1... 2... 3... |
Đáp án
1.A
2.C
3.B
Câu 36:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Quá trình lọc máu | A. các chất dinh dưỡng, các ion được hấp thụ lại | 1... |
2. Quá trình hấp thụ lại | B. các chất độc hại được bài tiết tiếp | 2... |
3. Quá trình bài tiết tiếp | C. các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn hơn lõ lọc nên vẫn ở lại trong máu | 3... |
Đáp án
1.C
2.A
3.B
Câu 37:
Câu | Đúng | Sai |
1. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã. 2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 3. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. 4. Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra không liên tục. |
Đáp án
1.Đ
2.Đ
3.Đ
4.S
Câu 38:
Câu | Đúng | Sai |
1. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất dư thừa và độc hại. 2. Nước tiểu đầu có nhiều tế bào máu và prôtêin. 3. Máu có các tế bào máu và prôtêin. 4. Nước tiểu chính thức gần như không còn các chất dinh dưỡng. 5. Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng không bị ảnh hưởng bởi ống thận. |
Đáp án
1.Đ
2.S
3.Đ
4.Đ
5.S
Câu 39:
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức | |
Nồng độ các chất hoà tan loãng | ||
Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc | ||
Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp | ||
Nồng độ các chất dinh dưỡng cao | ||
Nồng độ các chất dinh dưỡng thấp | ||
Nồng độ các chất thải và các chất độc cao |
Đáp án
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức | |
Nồng độ các chất hoà tan loãng | x | |
Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc | x | |
Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp | x | |
Nồng độ các chất dinh dưỡng cao | x | |
Nồng độ các chất dinh dưỡng thấp | x | |
Nồng độ các chất thải và các chất độc cao | x |