Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Chương 5: Tiêu hóa

  • 4642 lượt thi

  • 34 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá.

Xem đáp án

- Quá trình tiêu hoá : bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.

- Hoạt động tiêu hoá : Thực chất là biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.


Câu 2:

Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào ?

Xem đáp án

Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau :

- Ăn.

- Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá.

- Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến đổi lí học, biến đổi hoá học) thức ăn thành chất dinh dưỡng.

- Hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Thải phân.


Câu 3:

Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thê nào ?

Xem đáp án
  Biến đổi lí học Biến đổi hoá học
1. Các thành phần tham gia

- Các tuyến nước bọt.

- Răng, lưỡi, cơ môi, má.

Enzim amilaza.
2. Vai trò

- Làm ướt, làm mềm, làm nhuyễn thức ăn.

- Làm cho thức ăn thấm nước bọt tạo điều kiện cho biến đổi hoá học.

- Tạo viên thức ăn.

Biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ.

Câu 4:

Các hoạt động của quá trình tiêu hoá có mối liên quan với nhau như thế nào ?

Xem đáp án

Các hoạt động tiêu hoá có mối liên quan với nhau về chức năng như sau :

- Ăn là hoạt động khởi đầu giúp đưa thức ăn vào trong miệng, khoang đầu tiên của ống tiêu hoá. Không có "ăn" thì cũng chẳng có các hoạt động tiếp sau của quá trình tiêu hoá.

- Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá giúp thức ăn đã đưa vào miệng được vận chuyển tới các phần tiếp theo của ống tiêu hoá để được tiêu hoá và hấp thụ.

- Tiêu hoá là hoạt động chức năng quan trọng giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để có thể hấp thụ qua thành ruột vào máu và bạch huyết để đưa tới các tế bào của cơ thể.

- Hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là hoạt động quan trọng giúp quá trình tiêu hoá hoàn thành được vai trò của mình đối với cơ thể sống.

- Thải phân là hoạt động hệ quả giúp thải loại những chất bã, độc hại của quá trình tiêu hoá ra khỏi cơ thể.

 


Câu 5:

Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Xem đáp án
  Biến đổi lí học Biến đổi hoá học
1. Các thành phần tham gia

- Các tuyến vị.

- Các lớp cơ của dạ dày.

Enzim pepsiri.
2. Vai trò

- Hoà loãng thức ăn.

- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và nghiền bóp nhuyễn thức ăn.

Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Câu 6:

Các biến đổi lí học của thức ăn trong ống tiêu hoá đã diễn ra như thế nào ?

Xem đáp án

Có thể trình bày các biến đổi lí học của thức ăn trong ống tiêu hoá theo bảng sau

Vị trí Các biến đổi Tác nhân gây biến đổi Kết quả biến đổi
Khoang miệng      
Dạ dày      
Ruột non    

Câu 7:

Các biến đổi hoá học của thức ăn trong ống tiêu hoá đã diễn ra như thế nào ?

Xem đáp án

Có thể trình bày các biến đổi hoá học trong các đoạn của ống tiêu hoá nhờ các enzim trong dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra theo bảng sau :

Vị trí Các biến đổi Tác nhân gây biến đổi Kết quả biến đổi
Khoang miệng      
Dạ dày      
Ruột non    

Câu 8:

Hoạt động hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

- Hoạt động hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá diễn ra chủ yếu tại ruột non với bề mặt hấp thụ lớn nhờ sự có mặt của các nếp gấp, các lông ruột và lông cực nhỏ trên bề mặt của các tế bào lông ruột.

- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột non theo 2 con đường :

+ Con đường qua mạch máu : Phần lốm thành phần chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột vào các mao mạch máu sẽ đi qua gan để điều chỉnh các thành phần chất trong máu giữ được ổn định.

+ Con đường qua mạch bạch huyết : Thành phần chất dinh dưỡng được hấp thụ qua mạch bạch huyết chủ yếu là sản phẩm của tiêu hoá lipit.

- Các chất dinh dưỡng qua cả 2 con đường máu và bạch huyết sau đó sẽ nhập chung vào con đường tuần hoàn máu, qua nước mô để cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể.


Câu 9:

Hệ tiêu hoá có thể bị tổn thương và hoạt động tiêu hoá có thể kém hiệu quả bởi các tác nhân như thế nào ?

Xem đáp án

Có thể trả lời theo bảng sau :

STT Các tác nhân Cơ quan bị tổn thương Cơ chế tổn thương
1      
2      
3    

Câu 10:

Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.

Xem đáp án

- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hoá phải làm việc quá sức.

- Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hoá được hiệu quả.

- Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hoá.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan tiêu hoá khác trong khoang miệng.


Câu 11:

Tiêu hoá thức ăn gồm những quá trình biến đổi nào ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 12:

Các chất hữu cơ trong thức ăn được phân cắt thành những phân tử nhỏ hơn nhờ

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 13:

Quá trình tiêu hoá thức ăn được thực hiện nhờ

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 14:

Chức năng nào sau đây không phải là của hệ tiêu hoá ?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 15:

Ở dạ dày, sự biến đổi lí học có sự tham gia của

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 16:

Ở dạ dày, sự biến đổi hoá học có sự tham gia của

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 17:

Ở dạ dày, sự biến đổi lí học có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 18:

Ở dạ dày, sự biến đổi hoá học có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 19:

Ở khoang miệng, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 20:

Ở dạ dày, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 21:

Ở ruột non, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 22:

Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 23:

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và giúp tiêu hoá có hiệu quả là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 24:

Mục tiêu của việc bảo vệ hộ tiêu hoá là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 25:

Dạ dày có cấu tạo

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 26:

Lớp niêm mạc dạ dày có đặc điểm

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 33:

  Khoang miệng Dạ dày Ruột non
Thức ăn bị cắt, nghiền nhỏ, nhào trộn dịch vị.      
Thức ăn bị cắt nhỏ và tẩm nước bọt.      
Nơi thức ăn được tiêu hoá về mặt hoá học quan trọng nhất.      
Xem đáp án

Đáp án

  Khoang miệng Dạ dày Ruột non
Thức ăn bị cắt, nghiền nhỏ, nhào trộn dịch vị.   X  
Thức ăn bị cắt nhỏ và tẩm nước bọt. X    
Nơi thức ăn được tiêu hoá về mặt hoá học quan trọng nhất.     X

Câu 34:

Các chất Các chất trong thức ăn Các chất hấp thụ được
Prôtêin    
Axit béo   x
Glixêrin    
Gluxit    
Lipit    
Đường đơn    
Axit amin    
Muối khoáng    
Nước và vitamin  
Xem đáp án

Đáp án

Các chất Các chất trong thức ăn Các chất hấp thụ được
Prôtêin x  
Axit béo   x
Glixêrin   x
Gluxit x  
Lipit x  
Đường đơn   x
Axit amin   x
Muối khoáng x x
Nước và vitamin x x

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan