Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
-
5477 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng oxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Từ đó, hãy giả thiết phải có quá trình gì xảy ra trong cây.
Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng oxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Như vậy phải có quá trình chuyển nito ở dạng oxi hóa thành dạng khử, nghĩa là phải có quá trình khử nitrat.
Câu 2:
NH4+ tích lũy lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi cây sinh trưởng mạnh thì lại thiếu hụt NH4+. Vậy cơ thể thực vật đã giải quyết những mâu thuẫn đó như thế nào?
NH4+ tích lũy lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi cây sinh trưởng mạnh thì lại thiếu hụt NH4+. Vậy cơ thể thực vật đã giải quyết những mâu thuẫn đó bằng cách hình thành amit, đó là con đường liên kết NH4+ vào axit amin đicacboxilic (Axit amin dicacboxilic + NH4+ → Amit). Đó là cách giải độc tốt nhất. Amit là nguồn dự trữ NH4+ cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.
Câu 3:
Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì Nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển của cây lúa:
- Nitơ tham gia cấu tạo nên protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục,…
- Cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.
Câu 4:
Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?
Thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ ở dạng khử là NH4+. Tuy nhiên khi cây hấp thụ nitơ thì chúng hấp thụ ở cả dạng NH4+ và NO3- . Do vậy trong mô thực vật cần diễn ra quá trình khử nitrat để chuyển NO3- thành NH4+ để cây có thể sử dụng.
Câu 5:
Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc?
Khi lượng NH4+ trong cơ thể thực vật quá nhiều chúng sẽ khử độc NH4+ đồng thời dự trữ NH4+ bằng cách hình thành amit:
Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Amit.
Ví dụ: Axil glutamic + NH4+ → Glutamin.