IMG-LOGO

Bài 9. Tiết kiệm

  • 1301 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo em, vì sao mỗi người cần phải biết tiết kiệm trong cuộc sống.

Xem đáp án

- Mỗi người cần phải biết tiết kiệm trong cuộc sống, vì: tiết kiệm giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.


Câu 2:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình mỗi anh nói lên điều gì về tiết kiệm?

Media VietJack

Xem đáp án

- Ảnh 1: tiết kiệm thời gian

- Ảnh 2: tiết kiệm nước

- Ảnh 3: tiết kiệm tiền

- Ảnh 4: tiết kiệm điện

- Ảnh 5: tiết kiệm sức lao động


Câu 3:

Em hãy phân biệt tiết kiệm với hà tiện và hoang phí.

Tiết kiệm

Hà tiện

Hoang phí

 

 

 

Xem đáp án

Tiết kiệm

Hà tiện

Hoang phí

- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và người khác.

- Hà tiện được hiểu là sự sử dụng, chi tiêu tiết kiệm ở mức thái quá; không dám tiêu pha gì, chỉ muốn dành dụm, nhiều khi tính toán đến mức bủn xỉn.

- Hoang phí là sự sử dụn, chi tiêu tiền bạc, thời gian,… quá mức cần thiết, gây lãng phí.


Câu 4:

Hãy nêu ít nhất 3 hành vi, việc làm của em và các bạn để thực hành tiết kiệm trong học tập và trong cuộc sống.

 

Hành vi, việc làm thực hành tiết kiệm

Trong học tập

 

Trong cuộc sống

 

Xem đáp án

 

Hành vi, việc làm thực hành tiết kiệm

Trong học tập

- Giữ gìn sách vở

- Sắp xếp thời gian biểu hợp lí

- Bảo quản đồ dùng học tập

Trong cuộc sống

- Tiết kiệm tiền, chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

- Tiết kiệm điện, nước

- Mua thức ăn vừa đủ, tránh lãng phí


Câu 8:

Em hiểu thế nào về câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.”

Xem đáp án

- “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” bao gồm hai vế, nhắc nhở chúng ta về cách sống, cách ứng xử sao cho phù hợp, khôn khéo với hoàn cảnh của chính mình. Để ăn no, mặc ấm mà không phải lo nghĩ rằng ngày mai mình sẽ trở nên thiếu thốn, thì ngay từ hôm nay, chúng ta nên tập lối sống tiết kiệm.


Câu 9:

Có người cho rằng “Tiết kiệm là hà tiện, keo kiệt, bủn xin.”, em có đồng tình với ý kiến trên không? Giải thích vì sao.

Xem đáp án

- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì:

+ Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và người khác.

+ Hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn là sự tiết kiệm, tính toán ở mức độ thái quá; gây sự khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh.


Câu 12:

Đọc câu chuyện

BÁC HỒ - TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm theo Bác là “không xa xỉ, không hoàng phí, không bừa bãi”, nhưng cũng “không phải là bủn xỉn, tiết kiệm không phải ép nhịn ăn, nhịn mặc mà chi tiêu ở những việc cần thiết, thể hiện nếp sống văn minh”. Người nhắc nhở: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm chuẩn mực, thước đo cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính”. Chính vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày từ việc ăn, ở, sinh hoạt, ở mọi lúc, mọi nơi, Người không nói nhiều, không hô hào đao to búa lớn mà luôn thể hiện tinh thần gương mẫu về thực hành tiết kiệm bằng chính những hành động, nếp sống của mình. Bữa ăn của Người cũng không có gì khác bữa ăn của mọi gia đình Việt Nam: bát cơm, quả cà muối, con cá kho, đĩa rau muống luộc,... Trang phục hằng ngày của Người cũng rất đơn sơ, vài bộ quần áo kaki, đôi dép cao su cũ kĩ,... Nhà ở của Bác cũng “không có gì khác một ngôi nhà của nông dân Việt Nam” (lời của một người nước ngoài được Bác tiếp đã nhận xét). Đặc biệt, Người thường nhắc nhở cán bộ, nhân dân về thực hành tiết kiệm điện “Nước ta còn nghèo, nên càng phải tiết kiệm điện. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan, xí nghiệp,… đều tiết kiệm điện thì chúng ta sẽ đủ điện để dùng cho đời sống và sản xuất”.

Là Chủ tịch nước, Bác được ưu tiên cấp diện trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng tinh thần dùng điện tiết kiệm của Bác đáng cho mọi người trân trọng, suy ngẫm và học tập.

Ông Phạm Ngọc Toản, người đã từng là chiến sĩ cận vệ trung thành bên cạnh Hồ Chủ tịch trong suốt 15 năm cho đến khi Bác đi xa, kể rằng: “Bác vẫn thường dặn anh em cận vệ tắt điện khi ra khỏi phòng". Theo ông Toàn, vào những ngày hè o bức, Bác thường dùng chiếc quạt lá cọ và rất ít khi dùng quạt điện.

Về việc tiết kiệm điện thì Bác là một tấm gương lớn. Không biết bao nhiêu lần, tự tay Bác đã tắt những bóng đèn, cái quạt, và cả cái đài nữa, khi không có ai dùng cả. Khi ra nước ngoài cũng thế, đi qua một hành lang đến nơi bạn mời Bác ở, hay trong nhà khách của bạn, thấy những bóng đèn sáng không cần thiết là Bác tìm cách tắt đi. Ở trong Phủ Chủ tịch, nhìn thấy ở xa có những chiếc bóng đèn sáng là Bác bảo: “Chú đến xem ở đó có cần không, nếu không thì tắt đi cho đờ lãng phí”.

Đã 48 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng tư tưởng, tấm gương đạo đức ngời sáng, giản dị, lớn lao và vĩ đại của Người sẽ mãi trường tồn cùng thời gian. Thực hiện những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho đến hôm nay và mãi mãi về sau.

a) Lời nói và việc làm của Bác Hồ thể hiện Bác là người như thế nào?

Xem đáp án

- Yêu cầu a) Lời nói và việc làm của Bác Hồ thể hiện Bác là người có lối sống tiết kiệm.


Câu 13:

b) Qua câu chuyện về Bác, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Qua câu chuyện về Bác, em rút ra được bài học: luôn thực hành tiết kiệm trong mọi hoàn cảnh; cần phân biệt rõ tiết kiệm với hà tiện, ki bo, bủn xỉn.


Câu 14:

c) Theo em, tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Xem đáp án

- Yêu cầu c) Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Tiết kiệm giúp cho con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.


Câu 15:

Tự liên hệ bản thân em đã có ý thức tiết kiệm chưa? Hãy nêu một số việc làm cụ thể của em và gia đình thể hiện đức tính tiết kiệm trong cuộc sống.

Xem đáp án

- Bản thân em đã có ý thức tiết kiệm.

- Một số việc làm cụ thể của em và gia đình thể hiện đức tính tiết kiệm trong cuộc sống:

+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập

+ Tiết kiệm tiền, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân

+ Lập kế hoạch học tập và vui chơi hợp lí

+ Tiết kiệm điện, nước, thức ăn

+ …


Câu 16:

Hãy kể về một tấm gương nói về tiết kiệm mà em biết. Em học được điều gì từ tấm gương đó?

Xem đáp án

* Tấm gương: Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đây, Thông tấn xã in hai mặt bằng rô-nê-ô (rolleo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

* Bài học: luôn thực hành tiết kiệm trong mọi hoàn cảnh; cần phân biệt rõ tiết kiệm với hà tiện, ki bo, bủn xỉn.


Bắt đầu thi ngay