Bài 11. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
-
1302 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.
Câu 2:
Kể tên một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013.
- Một số quyền cơ bản của công dân:
+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước
+ Tham gia quản lí nhà nước;
+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí;
+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo
+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình
+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở
+ Tự do đi lại và cư trú
+ Tự do kinh doanh, tự do lựa chọn nghề nghiệp
+ …
- Một số nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Trung thành với Tổ quốc
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật
+ Bảo vệ môi trường
Câu 3:
Quyền nào sau đây không phải là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền và nghĩa vụ học tập.
C. Quyền được vào học đại học.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
E. Quyền kinh doanh bất cứ hàng hoá nào.
D. Quyền có đời sống vật chất đầy đủ.
E. Quyền bầu cử và ứng cử.
G. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
H. Quyền vui chơi giải trí.
Lựa chọn đáp án E, D
Câu 4:
Mỗi hình ảnh dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân? Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện như thế nào?
- Ảnh 1: Quyền được học tập
- Ảnh 2: Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
- Ảnh 3: Nghĩa cụ bảo vệ Tổ quốc
- Ảnh 4: Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân
- Ảnh 5: Nghĩa vụ nộp thuế
- Ảnh 6: Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
- Ảnh 7: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Ảnh 8: Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Câu 5:
Nêu ví dụ về hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân theo bảng dưới đây:
Nơi thực hiện |
Hành vi bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân |
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân |
Trong gia đình |
|
|
Trong nhà trường |
|
|
Ngoài xã hội |
|
|
Nơi thực hiện |
Hành vi bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân |
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân |
Trong gia đình |
- Vợ chồng yêu thương, tôn trọng ý kiến của nhau - Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con cái |
- Bạo lực gia đình (các hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,….) |
Trong nhà trường |
- Học sinh tôn trọng nhau, cùng nhau xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh - Học trò kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo. |
- Bạo lực học đường với các hành vi: + Đánh đập, xâm phạm thân thể + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm + Tẩy chay, cô lập,… |
Ngoài xã hội |
- Không xâm phạm về sức khỏe, thân thể người khác - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác |
- Các hành vi: + Đánh đập, xâm phạm thân thể; xâm hại tình dục,… + Lăng mạ, xúc phạm, vu khống, bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác. |
Câu 6:
Gia đình ông N và gia đình ông M là hai nhà hàng xóm của nhau từ lâu nay. Cây bưởi của nhà ông M có mấy cành ngả sang nhà ông N. Ông N nói ông M chặt cành bưởi này đi, vì ảnh hưởng đến cây cối trong vườn nhà ông. Ông M không nghe vì bưởi đang sai quả, không thể chặt được. Hai người không ai chịu ai dẫn đến lời qua tiếng lại, từ nhẹ dần chuyển thành nặng hơn. Ông N còn nói những lời xúc phạm ông M và gia đình ông thậm tệ.
a) Hành vi của ông N vi phạm quyền nào của ông M?
Yêu cầu a)
- Hành vi của ông N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của ông M.
- Tuy nhiên, ông M cũng nên xem xét lại hành động của mình, vì:
+ Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá.
+ Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất không được làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
=> Như vậy, theo quy định của pháp luật, ông M cần phải cắt tỉa những cành bưởi đã ngả sang nhà ông N.
Câu 7:
b) Nếu bị xúc phạm nghiêm trọng, ông M có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?
- Yêu cầu b) Nếu bị xúc phạm nghiêm trọng, ông M có thể báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng.
Câu 8:
Ông Hạnh thành lập công ty chuyên sản xuất thực phẩm cung cấp cho các tỉnh Tây Nguyên. Từ khi thành lập đến nay công ty của ông luôn làm ăn nghiêm chỉnh, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Không những thế, ông Hạnh còn chỉ đạo xây dựng hệ thống nước thải đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật để xử lí chất thải sản xuất trước khi thải ra môi trường. Cùng với việc quan tâm phát triển sản xuất, ông Hạnh luôn nhắc nhở cán bộ công nhân viên giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch sẽ trong khuôn viên công ty.
a) Em nhận xét thế nào về việc làm của ông Hạnh?
- Yêu cầu a) Những việc làm của ông Hạnh là đúng, rất đáng khích lệ và phát huy
Câu 9:
b) Trong trường hợp trên, ông Hạnh đã thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
- Yêu cầu b) Trong trường hợp trên, ông Hạnh đã thực hiện:
+ Quyền tự do kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm
+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
+ Nghĩa vụ đóng thuế
Câu 10:
Tốt nghiệp đại học ngành Dược, chị Hoài đăng kí mở cửa hàng bán thuốc được phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Chị Hoài đã thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
Trong trường hợp trên, ông Hạnh đã thực hiện: quyền tự do kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm.
Câu 11:
Đọc câu chuyện
GƯƠNG SÁNG DOANH NHÂN
Anh Lê Nguyên Vũ, 36 tuổi, ở phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng là tấm gương điển hình về kinh doanh giỏi, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, đóng góp nhiều vào việc nộp thuế cho Nhà nước. Không những thế, anh mà còn hăng hái tham gia các hoạt động nhân đạo, tình nghĩa. Anh có nhiều giải pháp thúc đẩy toàn công ty thi đua lao động, phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Năm 2010, anh Vũ tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, lần lượt được hai công ty tổ chức sự kiện và quảng cáo truyền thông tuyển dụng. Với quyết tâm khởi nghiệp, anh vừa làm, vừa tích luỹ kiến thức, tìm hiểu các công việc liên quan trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Đầu năm 2021, anh thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiên Phong Vũ, trụ sở tại 109 Đống Đa (phường Thạch Thang, quận Hải Châu), xưởng sản xuất ở số 2 Huyền Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), chuyên nhận hợp đồng tổ chức sự kiện và làm các công trình trang trí. Người giám đốc trẻ nỗ lực kết nối, xây dựng các mối quan hệ, ngày càng tạo được nhiều khách hàng. Trong từng công trình, anh trực tiếp thiết kế kiểu dáng, vẽ mô hình trên vi tính, trao đổi thống nhất với khách hàng.
Qua việc giữ chữ tín trong kinh doanh, thương hiệu và uy tín của Công ty Tiên Phong Vũ ngày càng được khẳng định trên thị trường. Cũng từ đó, anh Vũ thu hút được nhiều khách hàng, tạo việc làm ổn định cho công nhân, hằng năm luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế Nhà nước.
Mặt khác, anh Vũ tận tình hỗ trợ người nghèo, gương mẫu trong các cuộc vận động tình nghĩa, nhân đạo, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Mới đây, anh và nhóm bạn đồng tâm nguyện đã trao gần 400 suất quà cho hộ nghèo ở các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Đông Giang và Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).
Trước thềm xuân mới Tân Sửu 2021, anh Vũ ấp ủ dự định mở rộng quy mô hoạt động của công ty, tiếp tục nâng cấp trang thiết bị, tuyển dụng thêm công nhân lành nghề và phấn đấu nâng lương cho người lao động.
Anh Vũ đã trở thành một doanh nhân giỏi, tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đóng góp nhiều thuế cho Nhà nước, mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, hết sức chăm lo đời sống người lao động, tích cực góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Câu hỏi: Câu chuyện trên cho thấy anh Lê Nguyên Vũ đã thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình như thế nào?
- Trong câu chuyện trên, ông Lê Nguyên Vũ đã thực hiện:
+ Quyền và nghĩa vụ học tập
+ Quyền tự do kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm
+ Nghĩa vụ đóng thuế
+ Quyền tự do trong tiếp cận thông tin, hội họp, lập các hội nhóm.
Câu 12:
Nếu chứng kiến việc bạn bè em xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, em sẽ làm gì?
- Em sẽ: khuyên bạn không nên xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, vì đó là hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời khuyên bạn nên chân thành xin lỗi người đó.
Câu 13:
Em sẽ làm gì khi quyền về bí mật đời tư của mình bị xâm phạm?
- Khi quyền về bí mật đời tư của mình bị xâm phạm, em sẽ:
+ Tỏ thái độ không đồng ý và yêu cầu đối phương chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc, em có thể: tâm sự, nhờ sự trợ giúp của bố mẹ, người thân, thầy cô giáo hoặc báo cáo sự việc với cơ quan chức năng.
Câu 14:
Mỗi học sinh tự suy nghĩ, viết ra một tờ giấy về dự định tương lai thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình, theo các câu hỏi dưới đây:
a) Em sẽ thực hiện quyền học tập của mình như thế nào, theo gợi ý. Em sẽ học đến bậc học nào trong tương lai (trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)
Yêu cầu a) Em muốn theo học tại Đại học Y Hà Nội và học đến bậc học sau Đại học
Câu 15:
b) Em sẽ theo học ngành nghề nào? Vì sao em lại chọn ngành nghề đó?
Yêu cầu b)
- Em sẽ theo học ngành y đa khoa
- Lý do: việc trở thành bác sĩ đa khoa có thể giúp em thực hiện ước mơ được cứu, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho mọi người