IMG-LOGO

Bài 12. Quyền trẻ em

  • 1304 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Việc làm, hành vi nào dưới đây là thực hiện hoặc vi phạm quyền trẻ em

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Việc làm, hành vi

Thực hiện

Quyền trẻ em

Vi phạm

Quyền trẻ em

A. Cơ quan y tế tiêm phòng bệnh cho trẻ em.

 

 

B. Cha mẹ giao cho con làm các công việc phù hợp trong gia đình.

 

 

C. Cha mẹ không cho con chơi game trong giờ học ở nhà.

 

 

D. Uỷ ban nhân dân quyết định xây phòng học mới cho trẻ em.

 

 

E. Tổ chức vui chơi cho trẻ em nhân dịp ngày lễ, tết.

 

 

G. Tổ chức cho trẻ em uống rượu.

 

 

H. Chủ quán đánh đập trẻ em làm thuê vì để khách phàn nàn.

 

 

I. Cha mẹ bắt con làm nhiều việc nhà nên không có thời gian học

 

 

K. Cô giáo phê bình học sinh trước cả lớp.

 

 

L. Bán rượu, thuốc lá cho trẻ em. quyền trẻ em quyền trẻ em

 

 

M. Chửi rủa, xúc phạm con.

 

 

Xem đáp án

Việc làm, hành vi

Thực hiện

Quyền trẻ em

Vi phạm

Quyền trẻ em

A. Cơ quan y tế tiêm phòng bệnh cho trẻ em.

x

 

B. Cha mẹ giao cho con làm các công việc phù hợp trong gia đình.

x

 

C. Cha mẹ không cho con chơi game trong giờ học ở nhà.

x

 

D. Uỷ ban nhân dân quyết định xây phòng học mới cho trẻ em.

x

 

E. Tổ chức vui chơi cho trẻ em nhân dịp ngày lễ, tết.

x

 

G. Tổ chức cho trẻ em uống rượu.

 

x

H. Chủ quán đánh đập trẻ em làm thuê vì để khách phàn nàn.

 

x

I. Cha mẹ bắt con làm nhiều việc nhà nên không có thời gian học

 

x

K. Cô giáo phê bình học sinh trước cả lớp.

 

x

L. Bán rượu, thuốc lá cho trẻ em.

 

x

M. Chửi rủa, xúc phạm con.

 

x


Câu 3:

Hãy kể về những hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em và những hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em mà em biết

Hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em

Hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em

 

 

Xem đáp án

Hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em

Hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em

- Đăng kí khai sinh cho trẻ em.

- Bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục,…

- Cho trẻ em tới trường học tập

- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ

- Để cho trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến cá nhân,…

- Không đăng kí khai sinh cho trẻ em.

- Thực hiện các hành vi: bạo lực, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục,… đối với trẻ em.

- Ngăn cấm việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em.

- Không cho phép trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cá nhân.


Câu 4:

Em hãy nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em. Theo em, những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?

Xem đáp án

- Những việc làm thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em:

+ Thực hiện đăng kí khai sinh cho trẻ em

+ Tổ chức tiêm phòng, khám - chữa bệnh cho trẻ em

+ Xây dựng công viên, khu vui chơi giải trí cho trẻ em

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho trẻ em (ví dụ: rước đèn và biểu diễn văn nghệ dịp Trung Thu;…)

+ Tổ chức các câu lạc bộ dạy năng khiếu, võ thuật, kĩ năng sống... cho trẻ em.

- Ý nghĩa: các hoạt động trên có tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em.


Câu 5:

Những nội dung nào dưới đây thuộc quyền hay bổn phận của trẻ em?

(Đánh dấu X vào ô tương ủng)

Nội dung

Quyền của

trẻ em

Bổn phận

của trẻ em

A. Được bảo vệ dưới mọi hình thức.

 

 

B. Được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

 

 

C. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 

 

D. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

 

 

E. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

 

G. Được vui chơi, giải trí.

 

 

H. Được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

 

 

I. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

 

 

K. Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

 

 

L. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

 

 

M. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

 

 

N. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

 

 

Xem đáp án

Nội dung

Quyền của

trẻ em

Bổn phận

của trẻ em

A. Được bảo vệ dưới mọi hình thức.

x

 

B. Được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

x

 

C. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 

x

D. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

x

 

E. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

x

G. Được vui chơi, giải trí.

x

 

H. Được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

x

 

I. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

x

 

K. Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

 

x

L. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

 

x

M. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

 

x

N. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

 

x


Câu 7:

Sau giờ tan học mỗi chiều đường phố thường rất đông người. Vì thế, Dũng muốn không phải về nhà ngay, mà muốn cùng mấy bạn trong lớp chơi ở gần trường 1 - 2 giờ mới về. Thực ra là Dũng muốn vào quán chơi điện tử. Dũng nói với bố ý định của mình xin về muộn. Nhưng bố của Dũng không đồng ý và nói Dũng phải về ngay sau buổi học, không được la cà, dù chỉ là ít phút. Dũng cho rằng bố mình áp đặt, không tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

a) Em có đồng ý với suy nghĩ và ý kiến của Dũng không? Vì sao?

Xem đáp án

Yêu cầu a) Em không đồng ý với suy nghĩ và ý kiến của Dũng. Vì:

+ Trẻ em có quyền bày tỏ, ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến cá nhân và bố mẹ cần tôn trọng ý kiến đó, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc: bất cứ yêu cầu, đề xuất, đòi hỏi nào của con cái, bố mẹ cũng phải đáp ứng.

+ Mặt khác, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con. Trong trường hợp này, Dũng muốn ở lại trường 1 – 2 tiếng sau khi tan học, việc này có thể khiến Dũng phải đối mặt với một số nguy hiểm, như: bị người lạ theo dõi, dụ dỗ, bắt cóc; bạo lực học đường… do đó lời khuyên của bố dành cho Dũng là đúng, Dũng nên làm theo lời bố.


Câu 8:

b) Nếu là bạn của Dũng, em có thể nói gì với Dũng?

Xem đáp án

Yêu cầu b) Nếu là bạn của Dũng em sẽ khuyên Dũng: nên thấu hiểu tình yêu thương, sự lo lắng của bố dành cho mình và nên thực hiện theo lời khuyên của bố.


Câu 10:

b) Nếu là bạn của Huệ, em có thể khuyên Huệ như thế nào?

Xem đáp án

Yêu cầu b) Nếu là bạn của Huệ, em sẽ khuyên Huệ:

+ Nên hiểu và thông cảm cho sự vất vả của bố mẹ.

+ Huệ có thể tự kiếm thêm thu nhập cho mình bằng cách: cố gắng học tập để dành học bổng; làm các sản phẩm thủ công để bán hoặc thu gom phế liệu (giấy vụn, vỏ lon bia, vỏ chai nhựa),… sau khi đã dành dụm được một số tiền phù hợp thì có thể đăng kí tham gia lớp học thể dục nhịp điệu.

+ Huệ cũng có thể tự học thể dục nhịp điều qua các video clip miễn phí trên youtube,…


Câu 11:

Xã H thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế có truyền thống hiếu học từ bao đời nay, vẫn được giữ gìn và phát huy. Hằng năm, trong xã có nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài truyền thống được lưu truyền từ bao đời nay, còn có công của các cấp chính quyền và nhà trường. Trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp, Uỷ ban nhân dân xã cũng huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức, nhờ đó mà có kinh phí bổ sung để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang bị máy móc thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở. Đáp ứng sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân, Hội khuyến học cùng các đoàn thể trong xã, các trường tiểu học và trung học cơ sở đã thực hiện “Dạy tốt, học tốt”, xứng danh là các trường tiêu biểu của giáo dục Thừa Thiên - Huế.

Trách nhiệm của Nhà nước, nhà trường và xã hội ở xã H được thể hiện như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

Xem đáp án

- Trách nhiệm của Nhà nước, nhà trường và xã hội ở xã H:

+ Uỷ ban nhân dân xã cũng huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang bị máy móc thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên

+ Giáo viên và học sinh ở xã H đã thực hiện “Dạy tốt, học tốt”.


Câu 12:

Đọc câu chuyện

TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU

Em Hà Kiên Trung học lớp 9B, Trường Trung học cơ sở Hồng Thái (Sơn Dương) là người dân tộc Tày. Em học rất giỏi và đặc biệt yêu thích và đam mê môn Toán.

Trong 8 năm học qua, em luôn là học sinh giỏi toàn diện, điểm trung bình của em đạt 9,2, riêng môn Toán đạt 9,6. Những thành tích mà em đạt được trong môn Toán khiến nhiều người phải nể phục như: Lớp 6, đạt giải nhì môn Toán trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện; lớp 7, giải nhất môn Toán trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Chia sẻ về phương pháp học tập của mình Trung nói, trên lớp em chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, có những bài không hiểu em sẽ gặp trực tiếp thầy cô để hỏi phương pháp hoặc trao đổi với bạn bè. Trước hết, học môn nào cũng phải có niềm đam mê, riêng với môn Toán, em luôn cố gắng nắm vững công thức, làm nhiều bài tập và nắm kĩ các dạng đề. Trung bình mỗi ngày, em dành thời gian học khoảng 5 tiếng, trong đó có 2 tiếng em học môn Toán. Với em những công thức, con số Toán học không khô khan, cứng nhắc mà rất phong phú, sinh động và việc tìm tòi, khám phá phương pháp giải toán giúp em rèn luyện khả năng tính nhanh, tư duy logic. Cũng từ đây, em đã làm quen với các cuộc thi Toán tổ chức qua mạng Internet.

Không chỉ học giỏi, Trung còn tích cực tham gia các hoạt động ở trường. Em là một lớp phó học tập gương mẫu, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm học của mình với các bạn, giúp đỡ, hướng dẫn bài cho bạn tiến bộ hơn. Em cùng với ban cán sự lớp xây dựng được 5 đôi bạn cùng tiến. Bản thân em nhận giúp đỡ bạn Phạm Hà My, học lực trung bình trở thành học lực khá trong lớp.

Trung quyết tâm cố gắng học giỏi để thi vào lớp chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông Chuyên tỉnh Tuyên Quang. Em mơ ước sau này sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo.

Câu hỏi: Em học được điều gì trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em của bạn Trung?

Xem đáp án

- Em học tập từ bạn Hạnh:

+ Thái độ học tập tích cực, tự giác, chăm chỉ;

+ Phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả.

+ Tinh thần nỗ lực, luôn cố gắng vươn lên, không nản chí trước mọi khó khăn, thách thức.


Câu 13:

Đọc câu chuyện

CHĂM LO CHO TRẺ EM

Năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa Thiên - Huế đã đẩy mạnh phòng trào chăm lo cho trẻ em trong tỉnh. Các cấp Hội trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh trang bị kiến thức, kĩ năng mềm cho các em như kĩ năng phòng tránh xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh của huyện A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc; các cuộc truyền thông về giáo dục giới tính, kiến thức, kĩ năng phòng chống xâm hại, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông cho hơn 3 000 lượt học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, Hội đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền bằng việc tổ chức các hội thi như: Hội thi Phát huy sáng kiến của trẻ với bảo vệ môi trường; hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu về Quyền trẻ em năm 2019”; Ngày hội Trẻ em vùng dân tộc thiểu số,... qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em học sinh được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập.

Phát huy tính hiệu quả của phương pháp truyền thông qua phương tiện nghe nhìn tạo sự lan toả trong cộng đồng, Hội đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông nổi bật thu hút sự tham gia không chỉ của các em học sinh, các bậc phụ huynh mà còn có sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đó là các sự kiện: tổ chức các diễn đàn Lắng nghe trẻ em nói; các cuộc đối thoại chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa, sự cần thiết về quyền tham gia của trẻ em; tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức ra mắt hai câu lạc bộ điểm “Nâng cao vai trò vị thế phụ nữ và trẻ em”, duy trì và thành lập mới 15 câu lạc bộ “Quyền Trẻ em” nhằm tạo điều kiện cho các em được trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh; giúp các em rèn luyện phẩm chất, kĩ năng sống để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, các em còn có cơ hội bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em và được trẻ em quan tâm.

Các cấp Hội cũng nỗ lực góp sức cùng toàn xã hội, tham gia tích cực các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Qua đó đã trao tặng trên 330 xe đạp, 3 415 suất học bổng Nguyễn Thị Định cho học sinh nghèo toàn tỉnh; tặng đồng phục, sách vở và học phi với tổng trị giá gần 670 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hội còn tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng các sân chơi an toàn tại cộng đồng, thư viện xanh ở các trường học tại các vùng trẻ em còn gặp nhiều khó khăn đã góp phần tạo dựng môi trường an toàn, hữu ích cho trẻ vui chơi, phát triển.

Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và chăm sóc bảo vệ trẻ em bằng hành động là điểm nhấn của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp phần tạo nên một môi trường hạnh phúc cho chính từng gia đình và lan tỏa ra toàn xã hội.

Câu hỏi: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thể hiện trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

Xem đáp án

- Những việc làm thể hiện trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế trong việc thực hiện quyền trẻ em:

+ Trang bị kiến thức, kĩ năng mềm cho trẻ em. Ví dụ: kĩ năng phòng tránh xâm hại; kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống cháy nổ;  giáo dục giới tính,…

+ Tổ chức các hội thi, chương trình văn hóa, văn nghệ cho trẻ em. Ví dụ như: Hội thi Phát huy sáng kiến của trẻ với bảo vệ môi trường; hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu về Quyền trẻ em năm 2019”; Ngày hội Trẻ em vùng dân tộc thiểu số,...

+ Tổ chức các sự kiện truyền thông với sự tham gia của các bậc phụ huynh và trẻ em, tiêu biểu như: diễn đàn Lắng nghe trẻ em nói; các cuộc đối thoại chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em…

+ Thành lập các câu lạc bộ “Quyền trẻ em”

+ Tích cực thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài


Câu 14:

Hãy tự liên hệ bản thân em đã thực hiện quyền trẻ em của mình như thế nào trong học tập và trong lao động.

- Trong học tập:

- Trong lao động:

Xem đáp án

- Trong học tập:

+ Được học tập.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ do địa phương và nhà trường tổ chức.

+ Luôn tích cực, nỗ lực để đạt kết quả cao trong học tập.

- Trong lao động:

+ Giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà phù hợp với khả năng (ví dụ: rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc em,…)

+ Chăm chỉ lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.


Bắt đầu thi ngay