IMG-LOGO

Bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

  • 1311 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Tình huống nguy hiểm từ con người có thể gây ra những hậu quả gì?

Hậu quả

Về thể chất

Về tinh thần

 

 

Xem đáp án

Hậu quả

Về thể chất

Về tinh thần

- Tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của các cá nhân

- Tổn thương tinh thần (mệt mỏi, buồn đau, trầm cảm,…) của các cá nhân.


Câu 3:

Hình ảnh trong mỗi tình huống dưới đây nói về mối nguy hiểm nào từ con người? Những hậu quả nào có thể xảy ra từ các tình huống này?

Media VietJack

Xem đáp án

* Tranh số 1:

- Tình huống nguy hiểm: bạo lực học đường

- Hậu quả:

+ Gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực.

+ Người gây ra bạo lực có thể chịu những hình thức kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực).

+ Gây tâm lí bất an, lo lắng cho người thân trong các gia đình.

* Tranh số 2:

- Tình huống nguy hiểm: bắt cóc trẻ em

- Hậu quả:

+ Trực tiếp xâm hại, uy hiếp sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của trẻ em bị bắt cóc; gây những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe và tâm lí của trẻ em.

+ Gây tâm lí hoang mang, đau khổ, sợ hãi cho gia đình nạn nhân.

+ Gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội.

+ Đối tượng bắt cóc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Tranh số 3:

- Tình huống nguy hiểm: trộm cắp

- Hậu quả:

+ Gây thiệt hại về vật chất; xâm phạm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các cá nhân

+ Gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội.

+ Đối trượng trộm cắp có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

* Tranh số 4:

bạo lực học đường

- Hậu quả:

+ Gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực.

+ Người gây ra bạo lực có thể chịu những hình thức kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực).

+ Gây tâm lí bất an, lo lắng cho người thân trong các gia đình.


Câu 4:

Em hãy nêu các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra bằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Không gian

Những nguy hiểm có thể xảy ra

Hậu quả của tình huống nguy hiểm

Ở nhà

 

 

Ở trường

 

 

Ở những nơi khác

 

 

Xem đáp án

Không gian

Những nguy hiểm có thể xảy ra

Hậu quả của tình huống nguy hiểm

Ở nhà

- Trộm cắp

- Thiệt hại về tài sản; sức khỏe thể chất và tinh thần

- Gây mất trật tự an toàn xã hội.

Ở trường

- Bạo lực học đường

- Tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực.

- Người gây ra bạo lực có thể chịu những hình thức kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Gây tâm lí bất an, lo lắng cho người thân trong các gia đình.

Ở những nơi khác

- Hỏa hoạn, cháy nổ

- Thiệt hại về vật chất của các cá nhân, tổ chức

- Nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người

- Gây ô nhiễm môi trường sinh thái


Câu 5:

Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Việc làm, biểu hiện

Nên làm

Không nên làm

A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường.

 

 

B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo.

 

 

C. Đi chơi với người mới quen trên mạng.

 

 

D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà

 

 

E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn.

 

 

G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook.

 

 

H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà.

 

 

Xem đáp án

Việc làm, biểu hiện

Nên làm

Không nên làm

A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường.

x

 

B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo.

 

x

C. Đi chơi với người mới quen trên mạng.

 

x

D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà

 

x

E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn.

x

 

G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook.

 

x

H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà.

 

x


Câu 6:

Đọc câu chuyện

VƯỢT QUA NGUY HIỂM

Trở về nhà hơn 2 tuần qua nhưng em H (14 tuổi, ở Hải Dương) vẫn còn hoảng loạn và sợ hãi về những gì đã trải qua. Qua mạng xã hội Facebook, M có làm quen với một bạn nữ có nick name là Bé D. Sau một thời gian nói chuyện, bạn nữ ngỏ lời rủ M đi chơi xa. Nghe lời bạn, khoảng 4 giờ sáng ngày 15/7/2021, nhân lúc bố mẹ còn đang ngủ, M đã trốn khỏi nhà lên taxi cùng bạn và nhắn lại gia đình là đi chơi ở thành phố Hải Dương.

Để có tiền đi taxi, D đã gợi ý cho M đưa điện thoại cho mình mang đi cầm đồ. Đi được khoảng 2 tiếng, M cảm thấy bất an, muốn về nhưng D không đồng ý. Lấy lí do đi tìm anh trai của mình ở thành phố Hải Dương để xin tiền chuộc lại điện thoại, M đành nghe theo bạn. Tuy nhiên, do ngủ quên trên xe nên M không nhìn đường. Lúc tỉnh dậy, M hỏi người lái taxi thì mới biết mình đang ở tỉnh Phú Thọ. D vẫn tiếp tục lấy lí do anh trai mình đã chuyển đi Tuyên Quang và tiếp tục dẫn M đi tìm anh.

Sau khi biết con gái đi khỏi nhà, bố mẹ M đã trình báo chính quyền địa phương, đồng thời đăng tải thông tin tìm kiếm M lên mạng Facebook để nhờ cộng đồng mạng tìm kiếm, giúp đỡ nhưng đến 3 ngày sau vẫn không có một tin tức gì hồi đáp.

Đến khoảng 22 giờ ngày 17/7, bố của M bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ Công an tỉnh Tuyên Quang thông báo tìm thấy M cùng với bạn trên địa bàn huyện này. Nhận được tin báo, gia đình M đã tức tốc đón xe đi Tuyên Quang. Họ vô cùng mừng rỡ khi nhìn thấy con gái vẫn còn an toàn trong vòng tay của mình.

a) Chi tiết nào trong câu chuyện trên cho thấy M đã trải qua nhiều mối nguy hiểm?

Xem đáp án

- Yêu cầu a) Những chi tiết cho thấy M trải qua nhiều mối nguy hiểm:

+ Trốn nhà, đi chơi xa cùng người lạ mới quen trên facebook.

+ D lấy điện thoại của M mang đi cầm đồ

+ M cảm thấy bất an, muốn trở về nhà nhưng bị D ngăn cản

+ D nói dối M và đưa M di chuyển qua nhiều địa điểm khác khau (Phú Thọ, Tuyên Quang).


Câu 7:

b) Nếu là bạn của M, em có thể khuyên bạn điều gì?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Lời khuyên cho M:

+ Đề cao cảnh giác với người lạ, nhất là những người mới quen biết qua mạng xã hội

+ Trước khi nhận lời mời đi chơi, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.

+ Trước khi quyết định đi chơi xa, cần tham khảo ý kiến của người thân và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết mình sẽ đi đâu, đi với ai, khi nào về, thông tin liên lạc của bản thân và người đi cùng,…


Câu 9:

b) Nếu là Hương, em sẽ ứng phó như thế nào?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Cách ứng phó:

+ Quan sát kĩ trước khi bước vào cabin thang máy; không nên bước vào cabin khi thấy có người đáng ngờ trong khi bản thân chỉ đi một mình.

+ Khi đã bước vào cabin, hãy nhường cho kẻ lạ mặt chọn tầng. Khi đối phương được nhường nhưng vẫn cố tình để bạn chọn trước, cần cảnh giác và thoát khỏi thang máy ngay tầng sau (ví dụ: đang ở tầng 1 => nhấn chọn dừng ở tầng 2).

+ Nên đứng gần bảng điều khiển của thang máy, dựa lưng sát tường để dễ quan sát mọi hành động của đối phương. Trong quá trình thang máy di chuyển, cần luôn chú ý quan sát xung quanh, không nên chú tâm vào điện thoại

+ Nếu bị tấn công, bạn cần cố gắng ấn càng nhiều tầng càng tốt để thang máy dừng lại và mở cửa ở mỗi tầng. Bạn cũng nên vừa chống cự vừa hét lớn để làm kẻ xấu bất ngờ và kêu gọi trợ giúp.  


Bắt đầu thi ngay