Bài 8. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
-
1305 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những nguy hiểm nào có thể xảy ra đối với con người trong các hình ảnh dưới đây? Những hiện tượng này có thể gây nguy hiểm cho con người như thế nào?
- Những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra:
+ Ảnh 1: giông lốc, sét
+ Ảnh 2: mưa đá
+ Ảnh 3: mưa bão
+ Ảnh 4 và ảnh 7: ngập lụt
+ Ảnh 5 và ảnh 8: lũ quét, lũ ống
+ Ảnh 6: sạt lở đất
- Hậu quả:
+ Tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với hành động nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi, việc làm |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Trời đang mưa lớn, có sấm sét, hai bạn Hùng và Vũ đứng nấp dưới gốc cây to để tránh mưa. |
|
|
B. Mưa lũ kéo về, nước suối đang dâng cao, nhưng Nhung và các bạn vẫn quyết tâm lội qua suối để về nhà. |
|
|
C. Tùng và Khánh rất thích và thường xuyên đu dây qua sông để đi đến trường. |
|
|
D. Thấy trời có hiện tượng sắp mưa lớn, Nga và các bạn quyết định ở lại trường chờ cho trời tạnh mưa mới đi về nhà. |
|
|
E. Trên đường về nhà gặp trời mưa lớn, Tấn và Kiên dừng lại tránh mưa dưới mái hiên nhà bên đường. |
|
|
G. Những ngày mưa lớn, Thịnh quyết định không đi qua đoạn đường hay bị sạt lở. |
|
|
Hành vi, việc làm |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Trời đang mưa lớn, có sấm sét, hai bạn Hùng và Vũ đứng nấp dưới gốc cây to để tránh mưa. |
|
x |
B. Mưa lũ kéo về, nước suối đang dâng cao, nhưng Nhung và các bạn vẫn quyết tâm lội qua suối để về nhà. |
|
x |
C. Tùng và Khánh rất thích và thường xuyên đu dây qua sông để đi đến trường. |
|
x |
D. Thấy trời có hiện tượng sắp mưa lớn, Nga và các bạn quyết định ở lại trường chờ cho trời tạnh mưa mới đi về nhà. |
x |
|
E. Trên đường về nhà gặp trời mưa lớn, Tấn và Kiên dừng lại tránh mưa dưới mái hiên nhà bên đường. |
x |
|
G. Những ngày mưa lớn, Thịnh quyết định không đi qua đoạn đường hay bị sạt lở. |
x |
|
Câu 3:
Giờ ra chơi, đang đứng ở hành lang thì thấy một cơn lốc xoáy đang đến rất nhanh, Thuỷ và Hương vội chay ngay xuống sân trường để chụp ảnh. Thấy vậy, Hạnh ngăn lại và nói: “Nguy hiểm đấy! Đừng chạy xuống sân!”. Thế nhưng, Hạnh vẫn không ngăn được bước chân của Thuỷ và Hương.
Theo em, hành động của Thuỷ và Hương trong trường hợp trên có đúng không? Vì sao?
- Hành động của Thủy và Hương trong trường hợp trên là sai.
- Vì: trên đường di chuyển, lốc xoáy có thể cuốn theo (rồi ném ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những công trình kiến trúc kiên cố. Do đó, khi Hương và Thủy chạy xuống sân trường chụp ảnh, các bạn có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng (có thể bị lốc xoáy cuốn đi, hoặc bị va đập vào các vật thể do lốc xoáy đem tới…)
Câu 4:
Hằng ngày, Lâm và Thuận vẫn đi học qua con đường quen thuộc bên bờ sông để tới trường. Trên con đường này có một đoạn đường đã bị sạt lở. Hôm nay, bỗng có biển báo “Đoạn đường nguy hiểm. Cấm đi!”. Lâm bàn với Thuận: “Thôi, chúng mình đi qua đường kia đi. Lâu hơn một chút nhưng an toàn”. Thuận nói: “Không sao đâu, mình cứ đi đi, người ta cắm biển phòng bị thôi mà!”.
Em đồng ý với ý kiến của Lâm hay Thuận? Giải thích vì sao.
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Lâm.
- Giải thích:
+ Hiện tượng sạt lở đất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
+ Thực tế đoạn đường đã bị sạt lở một đoạn; chính quyền và người dân địa phương đã cắm biển báo cấm, điều này cho thấy: hiện tượng sạt lở đất có khả năng cao sẽ tái diễn.
Câu 5:
Sáng 9/10/2021 trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mưa vừa, mưa to và rất to, lũ trên các sông Bồ, sông Ô Lâu tiếp tục lên cao. Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện bị ngập và chia cắt nhiều đoạn. Quốc lộ 49B đoạn qua địa phận xã Phong Hoà, Phong Bình ngập nhiều đoạn, đoạn sâu nhất 1 - 1,5m; đoạn qua các xã Điền Hương đến Điền Lộc bị ngập nhiều đoạn, chỗ sâu nhất 0,8 m; đường từ xã Phong An đến xã Phong Xuân đoạn từ Vĩnh Hương đến Bến Củi ngập 2m, dài khoảng 100m; đường tỉnh lộ 17 từ thị trấn đi Phong Mỹ đoạn Tổ dân phố Vĩnh Nguyên bị ngập nhiều đoạn, chỗ sâu nhất 1,5 m; tỉnh lộ 4 từ Phong Bình đi Phong Chương đã ngập nhiều đoạn, chỗ sâu nhất 0,8 m. Một số tuyến đường liên thôn bị ngập từ 0,7 - 1,5m.
Để chủ động các phương án ứng phó với mưa lũ, Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền đã triển khai sơ tán người dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở ở vùng núi, gò đồi, ven sông suối, ven biển, khu vực thấp trũng, ngập úng; đồng thời nghiêm cấm các chủ đò, phương tiện vận tải không đảm bảo an toàn hoạt động trong khi mưa lũ.
a) Tình huống trên thuộc tình huống nguy hiểm gì? Có thể gây ra nguy hiểm như thế nào cho con người?
Yêu cầu a)
- Tình huống nguy hiểm: ngập lụt và sạt lở đất
- Hậu quả:
+ Tổn hại về sức khỏe và tinh thần, làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người
+ Thiệt hại về vật chất của các cá nhân và cộng đồng
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Câu 6:
b) Chúng ta cần làm gì để ứng phó với tình huống nguy hiểm trên?
Yêu cầu b) Để ứng phó với tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, chúng ta cần:
+ Tích cực trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
+ Khơi thông dòng chảy để tăng khả năng thoát nước lũ
+ Xây dựng các công trình kiên cố (nhà cao tầng, đê, đập, tường ngăn,…)
+ Theo dõi sát sự thay đổi của thời tiết; chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở
+ Trong trường hợp khẩn cấn, hãy nhấn gọi số 112 để yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn
+ …
Câu 7:
Đọc câu chuyện
15 GIỜ TRONG RỪNG
Vào một buổi chiều, hai anh em Huy (11 tuổi) và Hà (8 tuổi) cùng bố vào rừng Khe Ná chơi (cách nhà khoảng 3km). Sau khi đi bộ vào rừng sâu, hai anh em bị lạc, không thấy bố đâu. Trời dần tối, cả hai liền thay nhau gọi to tên bố mẹ nhưng vô vọng. Lúc này, bóng tối đã bao phủ cả núi rừng.
Bỗng một cơn mưa lớn như trút nước bất ngờ ập đến khiến cả hai anh em Huy, Hà đều ướt sũng vì không tìm được chỗ trú mưa. Đâu đó, tiếng sấm sét còn dội lại. Càng về đêm, nhiệt độ trong rừng càng hạ thấp, hai anh em vừa đói, vừa rét. Thế nhưng nỗi lo ở một mình trong rừng vào đêm tối và có thể bị thú dữ tấn công bất cứ lúc nào mới là điều đáng sợ nhất. Dưới mặt đất còn có thể có nhiều rắn, rết, kiến độc cắn nếu vô tình giẫm phải, nên từng bước đi cả hai đều phải rất cẩn thận. Mặc dù cũng rất sợ nhưng anh Huy ý thức được rằng, mình phải thật bình tĩnh để làm chỗ dựa cho em. Nếu Huy khóc thì em trai sẽ khóc theo, khiến cả hai lại càng thêm nguy hiểm.
Trong đêm tối, Huy mò mẫm đi xung quanh và may mắn bẻ được hai tán lá chuối cho lên đầu cho cả hai khỏi mưa, rồi bỏ thêm nhiều lá rừng trải xuống đất để nắm. Huy không dám ngủ vì phải canh cho em, tiếng côn trùng kêu văng vẳng trong đêm tối sâu thẳm thỉnh thoảng lại làm cho hai anh em giật mình thảng thốt. Cứ thế, hai anh em ôm nhau dưới lùm cây gần khe suối cho đến khi trời bắt đầu hửng sáng.
Hai anh em đói lả và mệt, dù đã tìm khắp xung quanh nhưng không thấy có quả rừng nào ăn được. Sợ sẽ đi quá xa chỗ trú mưa ban đầu nên hai anh em chỉ quanh quẩn ngồi bên bờ suối đợi người đến cứu. May mắn thay, sau 15 tiếng lạc trong rừng sâu, Huy và Hà đã được các lực lượng chức năng tìm thấy an toàn và đưa về nhà trong niềm hạnh phúc của gia đình, làng xóm.
a) Khi ở trong rừng, hai anh em Huy và Hà đã gặp phải những mối nguy hiểm như thế nào?
Yêu cầu a) Những mỗi nguy hiểm mà Huy và Hà phải đối mặt khi ở trong rừng:
+ Nguy cơ bị thú dữ tấn công
+ Nguy cơ bị rắn, rết, kiến độc cắn
+ Không có chỗ trú khi mưa lớn, sấm sét
+ Áo không đủ ấm vì nhiệt độ trong rừng giảm sâu
+ Không tìm được thức ăn.
Câu 8:
b) Khi đối diện với những nguy hiểm trong rừng sâu, Huy đã có những hành động nào để đảm bảo an toàn cho mình và em trai?
Yêu cầu b) Để đảm bảo an toàn cho mình và em trai, Huy đã:
+ Cố gắng giữ bình tĩnh, không khóc.
+ Di chuyển một cách cẩn trọng.
+ Lấy lá chuối để che mưa cho 2 anh em; lấy lá rừng trải xuống đất để nằm
+ Cố gắng tìm kiếm thức ăn; không đi xa khỏi chỗ trú (để tránh đi sâu thêm vào rừng).
Câu 9:
c) Qua cách xử trí của Huy, em có thể rút ra điều gì về cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
Yêu cầu c) Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách xử trí của bạn Huy:
+ Cần giữ tâm lí bình tĩnh khi đối mặt với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
+ Quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (không gian, địa hình, sinh vật xung quanh,…)
+ Trang bị thêm cho mình kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
Câu 10:
Hãy viết về những nguy hiểm từ thiên nhiên có thể xảy ra tại nơi em đang sinh sống. Những nguy hiểm đó có thể gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?
- Những nguy hiểm từ thiên nhiên có thể xảy ra tại nơi em đang sinh sống là:
+ Bão, lũ lụt
+ Sạt lở đất
- Hậu quả:
+ Tổn hại về sức khỏe và tinh thần, làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người
+ Thiệt hại về vật chất của các cá nhân và cộng đồng
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia