Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân
-
1306 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình ảnh và cho biết, các nhân vật trong những hình ảnh trên đã tự nhận thức bản thân như thế nào?
- Ảnh 1: Soi gương để tự đánh giá đúng ngoại hình của bản thân
- Ảnh 2: Rự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Ảnh 3: Học hỏi thêm kiến thức để mở rộng sự hiểu biết, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Ảnh 4: Học hỏi thêm từ những tấm gương người tốt, việc tốt, những người giỏi hơn mình.
Câu 2:
Việc nào dưới đây không thể hiện việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự phê bình thường xuyên.
B. Luôn tự tin về bản thân mình, không cần thay đổi.
C. Viết ra những kế hoạch của mình trong tương lai và hoàn thành từng kế hoạch.
D. Thay đổi cách nhìn nhận về bản thân theo hướng tích cực, khách quan.
Lựa chọn đáp án B
Câu 3:
Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Bạn M luôn đặt ra mục tiêu của mình trong cuộc sống và cố gắng hoàn thành mục tiêu đó. |
|
|
B. Ban L học giỏi nên thường phê bình các bạn trong nhóm vì nghĩ các bạn ấy kém hơn mình. |
|
|
C. Ban V hát không hay, nhưng vẫn hay xung phong biểu diễn văn nghệ, vì bạn cho rằng, chỉ cần xinh đẹp thì hát sẽ hay. |
|
|
D. Thấy Y học giỏi hơn mình, X luôn ghen tị với Y và tìm mọi cách để nói xấu, bôi nhọ Y |
|
|
E. P tự lập kế hoạch phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của mình để thực hiện mỗi tháng và nhờ cô giáo chủ nhiệm nhận xét |
|
|
G. Q thấy A học giỏi, chăm chỉ, ngoan ngoãn lại được mọi người quý mến nên cố gắng học theo A |
|
|
H. I luôn tự trách và nhận lỗi sai về mình, dù bạn không làm. |
|
|
I. X thường xuyên lên kế hoạch thay đổi bản thân mình để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sống. |
|
|
Việc làm |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Bạn M luôn đặt ra mục tiêu của mình trong cuộc sống và cố gắng hoàn thành mục tiêu đó. |
x |
|
B. Ban L học giỏi nên thường phê bình các bạn trong nhóm vì nghĩ các bạn ấy kém hơn mình. |
|
x |
C. Ban V hát không hay, nhưng vẫn hay xung phong biểu diễn văn nghệ, vì bạn cho rằng, chỉ cần xinh đẹp thì hát sẽ hay. |
|
x |
D. Thấy Y học giỏi hơn mình, X luôn ghen tị với Y và tìm mọi cách để nói xấu, bôi nhọ Y |
|
x |
E. P tự lập kế hoạch phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của mình để thực hiện mỗi tháng và nhờ cô giáo chủ nhiệm nhận xét |
x |
|
G. Q thấy A học giỏi, chăm chỉ, ngoan ngoãn lại được mọi người quý mến nên cố gắng học theo A |
x |
|
H. I luôn tự trách và nhận lỗi sai về mình, dù bạn không làm. |
|
x |
I. X thường xuyên lên kế hoạch thay đổi bản thân mình để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sống. |
x |
|
Câu 4:
Có ý kiến cho rằng “Chỉ những người hiểu biết kém, không biết mình ở vị trí nào mới phải tự nhận thức bản thân, còn những người học giỏi, hoàn hảo thì không cần tự nhận thức bản thân”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Giải thích tại sao.
- Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì: trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, không ai có thể hoàn hảo một cách tuyệt đối. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần phải tự nhận thức bản thân để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tự hoàn thiện mình.
Câu 5:
Ly rất thích nấu ăn, ước mơ sau này của em là trở thành đầu bếp nổi tiếng. Nhưng nấu ăn lại là sở đoản của Ly. Ly luôn cố gắng tự hoàn thiện bản thân bằng cách nấu ăn mỗi ngày nhưng lần nào cũng mặn chát, hoặc quá nhạt, có lần còn cháy sém cả nồi. Ly rất thất vọng và tự ti về điều đó nên định bỏ cuộc. Trong một lần đi chợ cùng mẹ, vô tình Ly gặp bác Vân - bạn mẹ, đang là bếp trưởng của khách sạn 5 sao. Ước mơ trở thành đầu bếp của em lại trỗi dậy. Ly quyết không bỏ cuộc mà đã nhờ mẹ và bác Vân hướng dẫn thêm, kể từ đó em nấu ăn ngon lên mỗi ngày và đạt được ước mơ của mình.
a) Bạn Ly đã sử dụng cách thức nào để tự nhận thức bản thân?
- Yêu cầu a) Cách thức Ly sử dụng để tự nhận thức bản thân là:
+ Học hỏi thêm kiến thức, kĩ năng từ những tấm gương tốt (ví dụ: mẹ, bác Vân)
+ Lập kế hoạch để rèn luyện, phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
Câu 6:
b) Nếu là bạn của Ly, em sẽ khuyên Ly điều gì để tự nhận thức bản thân tốt hơn?
- Yêu cầu b) Nếu là bạn của Ly, em sẽ khuyên Ly:
+ Nên tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ trở thành đầu bếp, không nên quá tự ti về bản thân, vì: kĩ năng nấu ăn có thể được cải thiện qua thời gian và sự nỗ lực rèn luyện.
+ Bên cạnh việc tự phân tích về ưu – nhược điểm của bản thân, Ly cũng nên tham khảo thêm những nhận xét, đánh giá của người khác về mình.
Câu 7:
c) Theo em, ban ly cần áp dụng thêm cách nào khác để tự nhận thức bản thân?
- Yêu cầu c) Để tự nhận thức bản thân, bạn Ly nên áp dụng thêm các cách:
+ Tự suy nghĩ, đánh giá, phân tích ưu – nhược điểm của bản thân.
+ So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với sự tự nhận xét, đánh giá của bản thân, từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Câu 8:
Hoa là lớp trưởng lớp 6A, lại học giỏi tất cả các môn nên bạn rất tự tin về bản thân mình. Mỗi lần lên thuyết trình trên lớp, các bạn góp ý Hoa đều gạt di. Hoa cho rằng mình là số một, các bạn trong lớp đều kém hơn mình thì không thể góp ý được gì tốt cho Hoa.
a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hoa không? Vì sao?
- Yêu cầu a) Em không đồng tình với suy nghĩ của Hoa. Vì suy nghĩ này là biểu hiện của sự tự tin thái quá về bản thân, Hoa chưa tự nhận thức bản thân một cách đúng đắn.
Câu 9:
b) Nếu là bạn của Hoa, em sẽ khuyên Hoa điều gì?
- Yêu cầu b) Nếu là bạn của Hoa, em sẽ khuyên Hoa: nên tham khảo thêm các ý kiến nhận xét, đóng góp của các bạn khác để hoàn thiện bản thân.
Câu 10:
Đọc câu chuyện
CHIẾC CẶP TÓC
Lan là một cô bé nhút nhát và tự ti. Vì cảm thấy bản thân không xinh đẹp nên lúc nào Lan cũng cúi đầu thật thấp.
Một ngày nọ, trên đường đi học, Lan đi ngang qua cửa hàng đồ phụ kiện và nhìn thấy một chiếc cặp tóc hình cái nơ rất đẹp. Thấy Lan cài chiếc cặp lên tóc, chủ cửa hàng liền chạy tới và không ngớt lời khen cô bé thật xinh xắn, đáng yêu.
Nghe thấy những lời khen chân thành ấy, Lan vốn không tin, nhưng trong lòng cô bé cảm thấy rất vui và vô ý ngẩng đầu lên thật cao. Lan nhanh chóng trả tiền rồi chạy đến lớp, cô bé quả thực rất nôn nóng muốn cho mọi người thấy được vẻ xinh xắn khác mọi ngày của mình.
Vừa ra khỏi cửa hàng, Lan vô tình đụng trúng một người. Cô bé vội vàng xin lỗi rồi chạy thẳng một mạch tới lớp học. Vừa bước vào lớp, Lan gặp ngay cô giáo ở cửa. Cô giáo vỗ vai Lan, tỏ vẻ trầm trồ: “Lan, em ngẩng đầu lên thật xinh đẹp!”. Ngày hôm đó, Lan nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bạn bè và mọi người. Cô bé cho rằng chiếc cặp tóc nơ kia đã giúp bản thân trở nên xinh đẹp.
Lan vui sướng lấy gương ra soi, để nhìn ngắm lại thứ “vũ khí bí mật” mới của mình. Tuy nhiên, tới lúc này cô bé mới phát hiện ra chiếc cặp tóc tuyệt diệu đã không cánh mà bay. Kì thực, chiếc cặp tóc ấy đã bị rơi khi Lan va chạm với người lạ ở cửa hàng phụ kiện.
a) Em có nhận xét gì về bạn Lan trong câu chuyện trên?
- Yêu cầu a) Bạn Lan trong câu chuyện trên chưa nhận thức đúng đắn về bản thaan, vì bạn luôn tự ti, luôn nghĩ rằng mình không xinh đẹp.
Câu 11:
b) Theo em, Lan cần làm những cách nào để tự nhận thức bản thân?
- Yêu cầu b) Để tự nhận thức bản thân, Lan cần:
+ Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh - yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
+ So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.
+ So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.
+ Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
Câu 12:
c) Nếu là bạn của Lan, em sẽ làm gì để giúp Lan tự nhận thức bản thân tốt hơn?
- Yêu cầu c) Nếu là bạn của Lan, em sẽ: thường xuyên khích lệ, động viên Lan để giúp Lan tự tin hơn và nói cho Lan hiểu rằng: trong mắt mọi người xung quanh, Lan là một cô bé rất xinh xắn, dễ thương.
Câu 13:
Hãy kể về một tấm gương biết tự nhận thức bản thân để vươn lên trong cuộc sống ở quanh em. Em đã học tập được điều gì từ tấm gưrơng đó?
- Tấm gương: Ngọc học giỏi rất nhiều môn học, nhưng môn Khoa học Tự nhiên luôn là trở ngại của bạn. Lần nào làm bài kiểm tra, Ngọc cũng bị điểm kém. Ngọc rất buồn và cảm thấy thất vọng về bản thân. Biết được điều này, cô giáo khuyên Ngọc nên tự khám phá bản thân và có niềm tin vào chính mình. Nghe lời khuyên của cô, Ngọc đã đặt mục tiêu khám phá điểm mạnh, điểm yếu và cố gắng vượt qua thử thách của môn Khoa học Tự nhiên. Kể từ đó, môn Khoa học Tự nhiên không còn là trở ngại đối với Ngọc nữa.
- Bài học: Trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức bản thân một cách đúng đắn, để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
Câu 14:
Em hãy chỉ ra các cách học sinh có thể làm để tự nhận thức bản thân. Là học sinh, em và các bạn đã làm gì để tự nhận thức bàn thân?
- Những cách học sinh có thể làm để tự nhận thức bản thân là:
+ Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh - yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
+ So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.
+ So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.
+ Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
- Để tự nhận thức bản thân, em đã:
+ Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh - yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
+ Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
+ Tham khảo những ý kiến nhận xét, đánh giá của người khác về mình.