Thi Online (2023) Đề thi thử Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội có đáp án
-
982 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm thực hiện mục đích nào sau đây?
Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm thực hiện mục đích mở rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
Chọn A.
Câu 2:
Liên Xô sớm hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) vì lí do nào sau đây?
Liên Xô sớm hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) vì ý thức tự lực tự cường.
Chọn A.
Câu 3:
Sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
Sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 có ý nghĩa quốc tế là cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
Chọn D.
Câu 4:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh phát triển là do điều kiện khách quan thuận lợi nào sau đây?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ vì chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn, tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho các quốc gia thuộc địa đứng lên giải phóng dân tộc.
Chọn A.
Câu 5:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện một trong những mục tiêu nào sau đây?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện một trong những mục tiêu tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Chọn C.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại là một trong những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D.
Câu 7:
Qua hơn bốn thập kỉ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới luôn ở trong tình trạng bất ổn, căng thẳng là do nhân tố nào sau đây?
Qua hơn bốn thập kỉ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới luôn ở trong tình trạng bất ổn, căng thẳng là do cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong nhiều thập kỉ.
Chọn B.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?
Làm xuất hiện hai hệ thống xã hội đối lập không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
Chọn C.
Câu 9:
Nội dung nào sau đây góp phần thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc từng bước tiến hành nhiều hoạt động cách mạng, những hoạt động đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Chọn B.
Câu 10:
Trong giai đoạn 1920 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có đóng góp nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?
B, C loại vì Nguyễn Ái Quốc không tham gia sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và vận động quần chúng tham gia khởi nghĩa Yên Bái.
D loại vì Nguyễn Ái Quốc không sáng lập tổ chức Tâm Tâm xã.
⟹ Trong giai đoạn 1920 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có đóng góp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn A.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ về bối cảnh lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi phản ánh đầy đủ về bối cảnh lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Chọn D.
Câu 12:
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp (năm 1946) nhằm mục đích nào sau đây?
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp (năm 1946) nhằm mục đích đẩy quân đội của Trung Hoa Dân quốc nhanh chóng về nước.
Chọn C.
Câu 13:
Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) vì lí do nào sau đây?
Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) vì nền độc lập, chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
Chọn D.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)?
Buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại, rút quân về nước không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960).
Chọn A.
Câu 15:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa làm thất bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
Chọn D.
Câu 16:
Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986) không chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế nào sau đây?
Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986) không chịu sự tác động của sự kiện liên minh châu Âu không ngừng mở rộng thành viên.
Chọn D.
Câu 17:
Trật tự hai cực Ianta có đặc điểm nào sau đây?
A loại vì Liên hợp quốc được ra đời trong hội nghị Ianta.
C loại vì trật tự hai cực Ianta hình thành gắn liền với chiến tranh thế giới thứ hai.
D loại, trật tự hai cực Ianta không phải là hệ quả của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Chọn B.
Câu 18:
Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động gì đến quan hệ quốc tế?
Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động đến quan hệ quốc tế là góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta.
Chọn B.
Câu 19:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động của bối cảnh nào sau đây?
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động của bối cảnh xu thế hòa hoãn Đông – Tây đang tiếp diễn.
Chọn A.
Câu 20:
Sự mở rộng thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điểm tương đồng nào sau đây?
Sự mở rộng thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điểm tương đồng đều chịu tác động của quan hệ quốc tế.
Chọn A.
Câu 21:
Năm 1972, sự kiện Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược có ý nghĩa nào sau đây?
Năm 1972, sự kiện Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược có ý nghĩa góp phần giảm bớt căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
Chọn A.
Câu 22:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000)?
Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật phản ánh đúng đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000).
Chọn A.
Câu 23:
Khi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận nào sau đây?
Khi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận nội lực là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng.
Chọn D.
Câu 24:
Điểm tương đồng quan trọng nhất trong Hội nghị tháng 11 – 1939 và Hội nghị tháng 5 – 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là xác định
Điểm tương đồng quan trọng nhất trong Hội nghị tháng 11 – 1939 và Hội nghị tháng 5 – 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là xác định mục tiêu hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Chọn A.
Câu 25:
Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Việt Minh năm 1941 nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Việt Minh năm 1941 nhằm thực hiện mục tiêu giành độc lập dân tộc.
Chọn A.
Câu 26:
So với các cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có điểm khác biệt nào sau đây?
Nếu cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi khác nhau thì chiến dịch Điện Biên Phủ đánh vào nơi quan trọng và mạnh nhất của Pháp.
Chọn D.
Câu 27:
Nội dung nào sau đây là điểm độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975?
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Chọn D.
Câu 28:
Nhận xét nào sau đây không đúng về kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam?
Tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao không đúng về kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam vì Hiệp định Pari đã được kí kết năm 1973.11
Chọn C.
Câu 29:
Cho đoạn tư liệu: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kịp, ...”
(Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 5 - 1941).
Dựa vào đoạn tư liệu trên và những kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1941 – 1945, hãy:
1. Cho biết “vấn đề cần kịp” được nhắc tới trong đoạn trích trên là gì?
2. Phân tích bối cảnh lịch sử dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941.
3. Nhận xét về chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại hội nghị trên.
1. “Vấn đề cần kịp” được nhắc tới trong đoạn trích trên là giải phóng dân tộc khỏi ách đâu độ của phát xít Nhật.
2. Bối cảnh lịch sử
– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh lên cầm quyền. Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.
– Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
Ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở lán Khuổi Nặm, Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng).
3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại đại hội trên thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt đồng thời:
+ Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
+ Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 – 1930.
+ Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.