Thi Online (2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án ( lần 1)
Thi Online (2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án ( lần 1)
-
558 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích, loại trừ phương án.
Cách giải:
Vì sau phong trào cách mạng 1930-1931, thực dân Pháp tiến hành khủng bố đàn áp, cách mạng VN gặp phải tổn thất hết sức nặng nề. Đến 1935 lực lượng cách mạng VN mới được phục hồi, ở giai đoạn này thực hiện sự chỉ đạo của Đại hội VII Quốc Tế Cộng Sản, tranh thủ yếu tố thuận lợi khi Mặt trân nhân dân Pháp lên nắm
quyền và xuất phát từ thực tế cách mạng VN chưa đủ khả năng giải quyết vấn đề dân tộc, nên giai đoạn 1936-1939, ĐCSĐD đề ra nhiệm vụ trước mắt là dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Có nghĩa là Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ trước mắt, phù hợp với thực tiễn cách mạng.
Chọn B.
Câu 2:
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định vì chỉ có sức ta mới giải phóng được cho ta.
Chọn C.
Câu 3:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
Chọn B.
Câu 4:
Nội dung nào là điểm mới của phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 so với phong trào cách mạng trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Vì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam có hai khuynh hướng yêu nước khác nhau là Dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản vẫn song song tồn tại, đến năm 1930 với sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam thì khuynh hướng vô sản hoàn toàn chiếm ưu thế đồng thời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chọn B
Câu 5:
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là
Phương pháp: Loại trừ đáp án.
Cách giải:
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Chọn A.
Câu 6:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, nội dung Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là độc lập dân tộc.
Chọn D.
Câu 7:
Nhận xét nào sau đây là đúng về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Phương pháp: Phân tích, rút ra nhận xét.
Cách giải:
Hai xu hướng bạo động và cải cách mặc dù hình thức cứu nước khác nhau nhưng không loại trừ nhau vì có chung một mục tiêu là giành độc lập dân tộc.
Chọn B.
Câu 8:
Tổ chức nào là cơ quan chính của Liên hợp quốc?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên hợp quốc.
Cách giải:
Ban thư ký là cơ quan chính của Liên hợp quốc.
Chọn B.
Câu 9:
Năm 1960, được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước châu Phi.
Cách giải:
Năm 1960, được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước châu Phi giành độc lập.
Chọn C.
Câu 10:
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt.
Chọn B.
Câu 11:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Mĩ Latinh.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng CuBa, ở khu vực Mĩ la tinh Mĩ đã đề xướng thành lập tổ chức Liên minh vì sự tiến bộ.
Chọn A.
Câu 12:
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.
Cách giải:
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Chọn A.
Câu 13:
Nội dung nào sau đây thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ.
Cách giải:
Vai trò điều tiết có hiệu quả của bộ máy nhà nước thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D.
Câu 14:
Sự ra đời của các tổ chức: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Sự ra đời của các tổ chức: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... là biểu hiện rõ nét của xu thế liên kết khu vực.
Chọn D.
Câu 15:
Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Cách giải:
Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX là thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
Chọn B.
Câu 16:
Đặc điểm tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong cách mạng tháng Tám 1945 là
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Hầu hết các cuộc cách mạng trên thế giới thì chủ yếu diến ra ở các đô thị lớn, nhưng cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN thì có đặc điểm rất khác biệt đó là giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.
Chọn A.
Câu 17:
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945.
Cách giải:
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
Chọn C.
Câu 18:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.
Cách giải:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Chọn D.
Câu 19:
Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
Chọn D.
Câu 20:
Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Tây Âu.
Cách giải:
Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế của các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi.
Chọn A.
Câu 21:
Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam?
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Lực lượng vũ trang có vai trò trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam là xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
Chọn C.
Câu 22:
Sau khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương (9-1940), thực dân Pháp đã có hành động
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
Cách giải:
Sau khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương (9-1940), thực dân Pháp đã có hành động bắt tay cấu kết với Nhật cùng thống trị nhân dân Đông Dương.
Chọn B.
Câu 23:
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 đều phản ánh
Phương pháp: So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 đều phản ánh mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh của Pháp.
Chọn A.
Câu 24:
Ý nào không phải là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ đáp án.
Cách giải:
Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa không phải là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn C.
Câu 25:
Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương được đẩy lên thành cao trào
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương được đẩy lên thành cao trào sau khi Nhật đảo chính Pháp (09-03-1945).
Chọn D.
Câu 26:
Kết quả lớn nhất mà quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới – thu đông 1950 là?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Kết quả lớn nhất mà quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới – thu đông 1950 là ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
Chọn D.
Câu 27:
Để tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936), Đảng cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân chủ 1936 – 1938.
Cách giải:
Để tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936), Đảng cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập các ủy ban hành động.
Chọn C.
Câu 28:
Để xây dựng và củng cố chính quyền, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng, Chính phủ đã triển khai nhiều công việc rất quan trọng, ngoại trừ việc
Phương pháp: Loại trừ đáp án.
Cách giải:
Để xây dựng và củng cố chính quyền, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng, Chính phủ đã triển khai nhiều công việc rất quan trọng, ngoại trừ việc đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại.
Chọn D.
Câu 29:
Văn kiện ngoại giao nào dưới đây đã công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp định Sơ bộ.
Cách giải:
Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 đã công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do.
Chọn B.
Câu 30:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia...lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, điều này đã chứng tỏ
Cách giải:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia...lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, điều này đã chứng tỏ Người tiếp tục tạo dựng mối quan hệ với cách mạng thế giới.
Chọn D.
Câu 31:
Địa vị quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 02-9-1945 là
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Địa vị quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 02-9-1945 là trở thành một nước độc lập, nhưng chưa được nước nào trên thế giới công nhận.
Chọn A.
Câu 32:
Khó khăn nào là lớn nhất đặt nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 02-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài. Việc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù (Quân Trung Hoa Dân quốc, thực dân Pháp) là khó khăn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chọn B.
Câu 33:
Tài liệu nào dưới đây khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng.
Chọn C.
Câu 34:
Hình thái của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, điều đó đã được đề ra tại
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
Cách giải:
Hình thái của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, điều đó đã được đề ra tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
Chọn A.
Câu 35:
Sau cách mạng tháng Tám 1945, lý do nào là cơ bản nhất để Việt Nam chủ trương; khi thì tạm thời hoà hoãn với quân Trung hoa dân quốc để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc?
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Sau cách mạng tháng Tám 1945, lý cơ bản nhất để Việt Nam chủ trương; khi thì tạm thời hoà hoãn với quân Trung hoa dân quốc để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc là chính quyền còn non trẻ, tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Chọn C.
Câu 36:
Văn kiện nào sau đây không cấu thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” không cấu thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Chọn D.
Câu 37:
Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản Việt Nam
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản Việt Nam yếu về kinh tế, non kém về chính trị.
Chọn A.
Câu 38:
Một trong những điểm khác biệt trong hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1920) so với các bậc tiền bối là
Phương pháp: Phân tích, so sánh.
Cách giải:
Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh …khi tiến hành các hoạt động yêu nước thì đã xác định khuynh hướng cứu nước là dân chủ tư sản, sau này thì Phan Bội Châu có sự thay đổi, còn Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu nước thì chưa xác định được, mãi đến tháng 7-1920 quá trình tìm đường cứu nước mới kết thúc.
Chọn C.
Câu 39:
Ý nào đánh giá đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)?
Phương pháp: Phân tích, loại trừ phương án.
Cách giải:
Người đã cùng với Trung ương Đảng đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo đánh giá đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -1954).
Chọn C.
Câu 40:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được đề ra trong Hội nghị tháng 7-1936?
Phương pháp: Loại trừ phương án.15
Cách giải:
Chống đế quốc và phong kiến không phải là nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được đề ra trong Hội nghị tháng 7-1936.
Chọn A.