Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5. Tốc độ và vận tốc có đáp án
-
657 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
Đáp án đúng là: A.
Câu 2:
Công thức nào sau đây là công thức tính tốc độ trung bình?
Đáp án đúng là: D.
A - đúng.
B - đúng.
C – sai vì đây là công thức vận tốc trung bình
Câu 3:
Tốc độ tức thời cho biết
Đáp án đúng là: D.
A - đúng.
B - đúng.
C - sai vì đây là vận tốc tức thời
Câu 4:
Vận tốc trung bình là đại lượng được đo bởi:
Đáp án đúng là: B.
A – sai vì đây là công thức tốc độ trung bình.
B - đúng vì \[\vec v = \frac{{\vec d}}{t}\].
C - sai.
D - sai.
Câu 5:
Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
Đáp án đúng là: A.
Gọi \[{v_{1,3}}\]: là vận tốc của xe thứ nhất so với đường.
\[{v_{1,2}}\]: là vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ hai.
\[{v_{2,3}}\]: là vận tốc của xe thứ hai so với đường.
\[{\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}} \Rightarrow \overrightarrow {{v_{1,2}}} = \overrightarrow {{v_{1,3}}} - \overrightarrow {{v_{2,3}}} \]
Mà \[{\vec v_{1,3}} \uparrow \uparrow {\vec v_{2,3}}\] và cùng chiều dương đã chọn, suy ra:
\[{v_{1,2}} = {v_{1,3}} - {v_{2,3}} = 100 - 80 = 20\](km/h).
Câu 6:
Hai xe ô tô chạy ngược chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc của xe thứ nhất là 100 km/h và xe thứ hai là 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe thứ nhất.
Đáp án đúng là: B.
Gọi \[{v_{1,3}}\]: là vận tốc của xe thứ nhất so với đường.
\[{v_{1,2}}\]: là vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ hai.
\[{v_{2,3}}\]: là vận tốc của xe thứ hai so với đường.
\[{\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}} \Rightarrow \overrightarrow {{v_{1,2}}} = \overrightarrow {{v_{1,3}}} - \overrightarrow {{v_{2,3}}} \]
Do hai xe chạy ngược chiều nên \[{\vec v_{1,3}} \uparrow \downarrow {\vec v_{2,3}}\]:
\[{v_{1,2}} = 100 - \left( { - 80} \right) = 180\,\](km/h).
Câu 7:
Hai bên sông AB cách nhau 70 km, một ca nô khi xuôi dòng AB sớm hơn 48 phút so với ca nô khi ngược dòng AB. Vận tốc của ca nô trong nước yên lặng là 30 km/h. Tính vận tốc của dòng nước .
Đáp án đúng là: A.
Đổi 48 phút = 0,8 giờ.
Gọi \[{v_{1,3}}\]: là vận tốc của ca nô so với bờ.
\[{v_{1,2}}\]: là vận tốc của ca nô so với mặt nước.
\[{v_{2,3}}\]: là vận tốc của nước chảy đối với bờ.
Công thức cộng vận tốc: \[{\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}}\]
Khi xuôi dòng: \[{v_{1,3}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}}\]
Khi ngược dòng: \[{v_{1,3}} = {v_{1,2}} - {v_{2,3}}\]
Ta có: \[{t_n} - {t_x} = 0,8 \Rightarrow \frac{{AB}}{{{v_{1,2}} - {v_{2,3}}}} - \frac{{AB}}{{{v_{1,2}} + {v_{2,3}}}} = 0,8\]
\[ \Leftrightarrow \frac{{70}}{{30 - {v_{2,3}}}} - \frac{{70}}{{30 + {v_{2,3}}}} = 0,8\]
\[ \Leftrightarrow {{\rm{v}}_{2,3}} = 5{\rm{(km/h)}}\].
Câu 8:
Một ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng quay về A. Cho biết vận tốc của ca nô so với nước là 15 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3 km/h. Biết AB = 18 km. Tính thời gian chuyển động của ca nô.
Đáp án đúng là: B.
Công thức cộng vận tốc: \[{\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}}\]
Khi xuôi dòng: \[{v_{1,{3_x}}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}}\]
Khi ngược dòng: \[{v_{1,{3_n}}} = {v_{1,2}} - {v_{2,3}}\]
Thay số:
Thời gian xuôi dòng: \[{{\rm{t}}_x} = \frac{{\rm{s}}}{{{v_{1,{3_x}}}}} = \,\frac{{18}}{{15 + 3}} = 1\] ( giờ).
Thời gian ngược dòng: \[{t_n} = \frac{s}{{{v_{1,{3_n}}}}} = \,\frac{{18}}{{15 - 3}} = 1,5\] ( giờ ).
\[t = {t_x} + \,{t_n} = 2,5\] giờ.
Câu 9:
Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây - Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính độ lớn vận tốc của thuyền so với dòng sông.
Đáp án đúng là: A.
Gọi \[{v_{1,3}}\]: là vận tốc của ca nô so với bờ.
\[{v_{1,2}}\]: là vận tốc của ca nô so với mặt nước.
\[{v_{2,3}}\]: là vận tốc của nước chảy đối với bờ.
Ta có: \[{\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}}\]
Mà \[{\vec v_{1,2}} \bot {\vec v_{2,3}}\]nên \[{v_{1,3}} = \sqrt {v_{1,2}^2 + v_{2,3}^2} = \sqrt {{4^2} + {3^2}} = 5\](m/s).
Câu 10:
Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây- Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính quãng đường mà thuyền đã chuyển động được khi sang bên kia sông.
Đáp án đúng là: A.
Gọi \[{v_{1,3}}\]: là vận tốc của ca nô so với bờ.
\[{v_{1,2}}\]: là vận tốc của ca nô so với mặt nước.
\[{v_{2,3}}\]: là vận tốc của nước chảy đối với bờ.
Ta có: \[{\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}}\]
Mà \[{\vec v_{1,2}} \bot {\vec v_{2,3}}\]nên \[{v_{1,3}} = \sqrt {v_{1,2}^2 + v_{2,3}^2} = \sqrt {{4^2} + {3^2}} = 5\](m/s).
Thời gian thuyền đi từ A đến D với vận tốc \[{v_{1,3}}\] bằng thời gian một vật đi từ A đến B với vận tốc \[{v_{1,2}}\] nên \[{\rm{t = }}\frac{{100}}{4} = 25\](s).
Suy ra : \[{\rm{s = AD = 25}}{\rm{.5 = 125 (m)}}{\rm{.}}\]