Một loại hợp kim nhẹ, bền được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không
Giải Hóa 10 Bài 9 - Kết nối tri thức: Ôn tập chương 2
Câu 6 trang 47 Hóa học 10: Một loại hợp kim nhẹ, bền được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không chứa hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh tính chất hóa học của A với B và giải thích.
Lời giải:
a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố A là Z.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn nên số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố B là Z + 1.
Theo bài ra: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12
⇒ Cấu hình electron của A (Z = 12) là 1s22s22p63s2.
Cấu hình electron của B (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1.
⇒ Nguyên tố A (Mg) thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.
Nguyên tố B (Al) thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
b) Nguyên tử A có 2 electron lớp ngoài cùng nên A là kim loại.
Nguyên tử B có 3 electron lớp ngoài cùng nên B là kim loại.
Nguyên tố B kế tiếp nguyên tố A trong một chu kì nên tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
⇒ Tính kim loại: A > B
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 47 Hóa học 10: Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn...
Bài viết liên quan
- Borax (Na2B4O7.10H2O), còn gọi là hàn the, là khoáng chất dạng tinh thể
- Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong cafe
- Khi các nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành phân tử theo một tỉ lệ xác định
- Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron
- Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào