Viết cấu hình electron của các ion K+, Mg2+, F-, S2-
Giải Hóa 10 Bài 11 - Kết nối tri thức: Liên kết ion
Câu hỏi 2 trang 52 Hóa học 10: Viết cấu hình electron của các ion K+, Mg2+, F-, S2-. Mỗi cấu hình đó giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào?
Lời giải:
- Cấu hình electron của K là 1s22s22p63s23p64s1.
K ⟶ K+ + 1e
⇒ Cấu hình electron của K+ là 1s22s22p63s23p6.
⇒ Cấu hình electron của K+ giống với khí hiếm Ar.
- Cấu hình electron của Mg là 1s22s22p63s2.
Mg ⟶ Mg2+ + 2e
⇒ Cấu hình electron của Mg2+ là 1s22s22p6.
⇒ Cấu hình electron của Mg2+ giống với khí hiếm Ne.
- Cấu hình electron của F là 1s22s22p5.
F + 1e ⟶ F-
⇒ Cấu hình electron của F– là 1s22s22p6.
⇒ Cấu hình electron của F– giống với khí hiếm Ne.
- Cấu hình electron của S là 1s22s22p63s23p4.
S + 2e ⟶ S2–
⇒ Cấu hình electron của S2– là 1s22s22p63s23p6.
⇒ Cấu hình electron của S2– giống với khí hiếm Ar.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 52 Hóa học 10: Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau...
Câu hỏi 2 trang 52 Hóa học 10: Viết cấu hình electron của các ion K+, Mg2+, F-, S2-...
Câu hỏi 3 trang 52 Hóa học 10: Vì sao một ion O2- kết hợp được với hai ion Li+...
Câu hỏi 5 trang 52 Hóa học 10: Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong...
Hoạt động trang 53 Hóa học 10: Lắp ráp mô hình tinh thể NaCl...
Hoạt động trang 54 Hóa học 10: Thử tính dẫn điện của hợp chất...
Câu hỏi 6 trang 54 Hóa học 10: a) Vì sao muối ăn có nhiệt độ nóng chảy cao (801oC)...
Bài viết liên quan
- Hợp chất NaCl nóng chảy ở nhiệt độ cao và có khả năng dẫn điện khi nóng chảy hoặc khi hòa tan trong dung dịch
- Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau
- Vì sao một ion O2- kết hợp được với hai ion Li+
- Cho các ion Na+, Mg2+, O2-, Cl-. Những ion nào có thể kết hợp với nhau tạo thành liên kết ion
- Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong