Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O là 100 độ C, CH4 là -161,58 độ C
Giải Hóa 10 Bài 13 - Kết nối tri thức: Liên kết hydrogen và tương tác Van der waals
Mở đầu trang 64 Hóa học 10: Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O là 100oC, CH4 là -161,58oC, H2S là -60,28oC. Vì sao các chất trên có nhiệt độ sôi khác nhau?
Lời giải:
Em cần nhớ:
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc chính vào hai yếu tố: Khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử
+ Khối lượng phân tử càng lớn nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao.
+ Liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao.
Ta có:
- Các phân tử H2O tạo được liên kết hydrogen với nhau do trong phân tử liên kết O-H phân cực mạnh, nguyên tử O còn cặp electron chưa liên kết.
- Các phân tử H2S và CH4 không tạo được liên kết hydrogen với nhau.
⇒ Nhiệt độ sôi của H2O lớn hơn nhiều so với H2S và CH4.
- Khối lượng phân tử H2S (34 amu) lớn gần gấp đôi khối lượng phân tử của CH4 (16 amu).
- Liên kết S-H phân cực hơn liên kết C-H nên tương tác van der Waals giữa các phân tử H2S mạnh hơn tương tác van der Waals giữa các phân tử CH4.
⇒ Nhiệt độ sôi của H2S hớn hơn nhiệt độ sôi của CH4.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 66 Hóa học 10: Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa...
Bài viết liên quan
- Dựa vào giá trị năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền
- Phân biệt được liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết cộng hóa trị
- Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa: hai phân tử hydrogen fluoride
- Những nguyên tử hydrogen nào trong phân tử ethanol (CH3CH2OH) không tham gia vào liên kết hydrogen
- Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi của butane và isobutane